Phẫu thuật khớp háng

Phẫu thuật khớp háng – Nước mắt hay Nụ cười?

Theo thống kê từ WHO mỗi năm có hàng ngàn người bị các bệnh lý liên quan đến khớp háng ở người cao tuổi và ở cả độ tuổi thanh niên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và sinh hoạt của người bệnh.

Khi nào bệnh nhân cần phẫu thuật khớp háng?

Các bệnh lý khác nhau của khớp háng bao gồm: thoái hóa khớp háng nặng, bong sụn viên khớp háng, gãy cổ xương đùi, gãy ổ cối mà không thể mổ nắn chỉnh. Đau khớp háng khiến người bệnh di chuyển khó khăn và không thể duy trì việc đi lại trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, một số bệnh nhân sau khi điều trị bảo toàn không có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉnh hình tư vấn phẫu thuật thay khớp háng. Phẫu thuật thay khớp háng là ca phẫu thuật phức tạp và đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối trong phòng mổ, do vậy nếu ca phẫu thuật không thành công thì hậu quả để lại cho bệnh nhân rất lớn và tệ hơn là bệnh nhân có thể bị liệt sau khi phẫu thuật.

Đau khớp hángPhẫu thuật thay khớp háng là gì?

Phẫu thuật thay khớp háng là phẫu thuật tạo hình lại mặt khớp của chỏm xương đùi và mặt khớp ổ cối. Phẫu thuật thay khớp háng có hai loại:

+ Thay khớp háng toàn phần: Tái tạo lại mặt khớp thực hiện cả ở chỏm xương đùi và ổ cối.

+ Thay khớp háng bán phần: Tái tạo mặt khớp chỉ được thực hiện ở chỏm xương đùi.

Hiện nay kỹ thuật thay khớp háng toàn phần theo phương pháp xâm lấn tối thiểu đang được các bác sĩ phẫu thuật áp dụng hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật này hiện đang được thực hiện bởi bác sĩ Victor Seah (Chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình) tại bệnh viện Raffles, Singapore. Bác sĩ Victor Seah chia sẻ: “Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu là một phương pháp mới mang lại nhiều lợi ích rõ rệt hơn so với phương pháp thay khớp háng truyền thống như làm giảm đau, tính thẩm mỹ tốt cùng thời gian hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể thích hợp với phương pháp này. Bệnh nhân cần làm xét nghiệm, khám lâm sàng và thảo luận kỹ với bác sĩ phẫu thuật để có thể lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp nhất với điều kiện sức khỏe của mình”. Với một số bệnh nhân, bác sĩ tại bệnh viện Raffles có thể áp dụng phẫu thuật khớp háng bằng kính nội soi để điều trị.

Bệnh nhân đã phẫu thuật khớp háng thành công.

Không may mắn như những người khác, từ khi sinh ra chị H.Y, 40 tuổi đã phải gánh chịu sự thiệt thòi về thể chất với sự cong vẹo đốt sống bẩm sinh.  Càng lớn sức nặng của cơ thể càng đè lên đôi chân của chị, lâu dài làm cứng khớp háng, đau nhức khớp gối, gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chị phải di chuyển bằng xe lăn trong hầu hết những hoạt động hằng ngày. Được bạn bè giới thiệu, chị đã đến bệnh viện Raffles gặp bác sĩ Victor Seah tư vấn điều trị với ước muốn có thể đi lại độc lập mà không cần đến xe lăn.

Chị H.Y được bác sĩ Victor Seah tư vấn cặn kẽ và giải thích chi tiết về những tiến bộ và lợi ích của kỹ thuật thay toàn bộ khớp háng theo phương pháp xâm lấn tối thiểu. Sau một đêm trăn trở suy nghĩ, chị H.Y đã quyết định phẫu thuật như tư vấn của bác sĩ Victor Seah. Và điều kỳ diệu đã đến với chị. Một ngày sau ca phẫu thuật, chị H.Y đã có thể bắt đầu tập đi lại với sự hỗ trợ của y tá và nhân viên vật lý trị liệu. Sang đến ngày thứ 3 kể từ khi phẫu thuật, chị đã có thể tự di chuyển bằng gậy chuyên dụng và được xuất viện sau đó 5 ngày kể từ ngày chị mổ. Một tuần sau quay lại tái khám, chị Y đã hạnh phúc chia sẻ với bác sĩ Victor Seah: “Tôi ăn được, ngủ được, không còn bị những cơn đau nhức hành hạ. Và chưa bao giờ tôi cảm thấy khỏe mạnh và độc lập như hiện tại. Tôi đã có thể tự di chuyển mà không cần dùng xe lăn hay sự hỗ trợ của người khác. Chất lượng cuộc sống của tôi đã hoàn toàn được cải thiện.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *