Điều trị ung thư phổi: giải pháp hiệu quả nhất hiện nay

Phần lớn bệnh nhân được điều trị ung thư phổi ở giai đoạn tiến triển nên tiên lượng bệnh khá xấu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, ung thư phổi có thể khỏi hoàn toàn.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là ung thư khởi phát trong phổi, thường xảy ra ở các tế bào lót ống phế quản.

Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là:

  • Ung thư phổi tế bào không nhỏ (là loại phổ biến nhất chiếm khoảng 90% của ung thư phổi).
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ.

Hình minh họa Ung thư Phổi (Nguồn: Medical News Today)

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố rủi ro gây bệnh ung thư phổi. Hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi là những người đã và đang hút thuốc. Thời gian và số lượng thuốc lá hút mỗi ngày càng tăng thì nguy cơ ung thư càng tăng. Ngoài ra, hút thuốc lào, xì gà và cần sa cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Vợ hoặc chồng của người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn nhiều lần so với người không hút thuốc.

Những người thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất nhất định tại nơi làm việc như amiăng, khí than, crom, niken, asen,… cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư phổi

Khi bị ho kéo dài hoặc thay đổi cơ chế ho, xuất hiện đờm vấy máu hoặc khó thở không giải thích được, người bệnh nên được tư vấn y tế ngay lập tức. Các xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán bệnh là:

  • Chụp X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) vùng ngực.
  • Xét nghiệm đờm (nhằm mục đích loại trừ khả năng bị bệnh lao phổi).
  • Nội soi phế quản và kiểm tra chức năng phổi.
  • Sinh thiết để lấy mẫu tế bào ung thư làm xét nghiệm.
  • Một số trường hợp khác bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp PET-CT.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi

Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước và vị trí của khối u ung thư, kết quả nghiên cứu bệnh học và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân. Cụ thể:

Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cho ung thư phổi tế bào không nhỏ ở giai đoạn sớm khi kích thước khối u còn nhỏ và chưa xâm lấn.

Mục tiêu của ca phẫu thuật là cắt bỏ hoàn toàn khối ung thư. Ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tại Bệnh viện Raffles Singapore là giữ cho bệnh nhân được an toàn và có chất lượng cuộc sống tốt sau ca phẫu thuật. Việc thực hiện ca phẫu thuật bằng phương pháp nào tùy thuộc vào kích thước của khối u lớn như thế nào và nó đã lan tới đâu trong phổi. Tại Bệnh viện Raffles, các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật của chúng tôi thực hiện các phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư phổi như sau:

Phẫu thuật cắt nêm (chêm) hoặc cắt đoạn (Wedge resection): Lá phổi phải có 3 thùy và đáy thùy trái có 2 thùy. Phẫu thuật cắt nêm là ca phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi nằm ở trong 1 thùy phổi. Phẫu thuật này được thực hiện khi khối u rất nhỏ hoặc khi việc cắt bỏ phổi lớn hơn sẽ khiến bệnh nhân quá căng thẳng về thể chất.

* Phẫu thuật cắt bỏ phân thùy phổi (Segmental resection): Cắt bỏ phần phổi có kích thước lớn hơn.

* Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi (Lobectomy): Cắt bỏ hoàn toàn 1 trong 5 thùy phổi. Ca phẫu thuật này thường được thực hiện cho ung thư phổi không tế bào nhỏ.

* Phẫu thuật cắt bỏ phổi (Pneumonectomy): Toàn bộ một lá phổi bị cắt bỏ. Nó được thực hiện khi ung thư nằm ở trung tâm của phổi và không thể được loại bỏ bằng phương án phẫu thuật khác. Phẫu thuật cắt bỏ phổi chỉ được thực hiện ở những bệnh nhân có chức năng phổi tốt, có thể hồi phục và sống mà không cần bổ sung oxy.

Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị

Bác sĩ Shaun Ho Zhirui – chuyên gia xạ trị tại Bệnh viện Raffles cho biết: Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật nếu các tế bào ung thư trong mô phổi còn sót lại nhằm ngăn ngừa tế bào ung thư tái phát sau này hoặc các hạch bạch huyết trung thất bị ảnh hưởng bởi khối u. Thời gian xạ trị thường diễn ra trong vòng 4-6 tuần. Căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khỏe và độ tuổi của người bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp hóa trị

Hóa trị là phương pháp đưa một lượng hóa chất vào cơ thể (truyền, tiêm hay uống) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Lượng thuốc này sẽ lưu hành trong máu và đi đến cơ quan bị ung thư, làm ngừng hoặc làm chậm lại sự phân chia nhanh của các tế bào ung thư.

Hóa trị thường được sử dụng kết hợp với phẫu trị, xạ trị hoặc đơn lẻ. Hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư khi bệnh tái phát, di căn trong cơ thể hoặc teo nhỏ khối u. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phẫu trị hay xạ trị được thực hiện dễ dàng hơn hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu trị hay xạ trị. Hóa trị cũng có thể giúp cho xạ trị đạt hiệu quả cao hơn.

Điều trị ung thư phổi bằng thuốc nhắm trúng đích

Những năm gần đây, những tiến bộ trong nghiên cứu ung thư đã đem đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về sinh bệnh học, cũng như những bất thường di truyền trong ung thư phổi. Ngày nay, với sự tiến bộ trong kỹ thuật xét nghiệm, có thể kiểm tra khả năng đột biến của một số gen để sử dụng những loại thuốc nhắm trúng đích.

Các gen đột biến có khả năng làm bệnh ung thư phát triển và di căn nhanh hơn. Thuốc nhắm trúng đích tác động vào các tế bào gen đột biến, ngăn chặn sự phát triển và làm teo khối u. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra gen đột biến trên từng cá thể ung thư phổi.

Tại Trung tâm Ung thư Raffles, với bệnh nhân phát hiện ung thư phổi, sinh thiết tế bào khối u là xét nghiệm cần thiết để kiểm tra gen EGFR và gen ALK. Theo nghiên cứu, với loại khối u gen EGFR có thể điều trị với thuốc Afatinib và các loại thuốc khác; loại khối u có gen ALK thì thuốc Crizotinib là loại thuốc nhắm đích được sử dụng để khống chế khối u với ít tác dụng phụ nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *