Chẩn đoán bệnh Ung thư – Sai một li đi một dặm

 

 

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của ngành Y trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh Ung thư. Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật Chẩn Đoán Hình Ảnh nhờ thiết bị máy móc hiện đại như chụp cắt lớp (CT-Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI-Scan), chụp PET-CT và sự đóng góp thầm lặng của các Bác sỹ Chẩn Đoán Hình Ảnh mà kết quả điều trị căn bệnh này ngày càng hiệu quả.

1. Bác sỹ Chẩn Đoán Hình Ảnh – Họ là ai?

Trong thực tế thì người bệnh chỉ biết đến vai trò quan trọng của Bác sỹ điều trị trực tiếp bệnh của mình. Họ ít biết đến Bác sỹ Chẩn Đoán Hình Ảnh mặc dù Bác sỹ Chẩn Đoán Hình Ảnh là những người có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các Bác sỹ điều trị. Bác sỹ Chẩn Đoán Hình Ảnh là những người:

– Có kiến thức Y khoa để hiểu và giải thích những vấn đề về sức khỏe, những triệu chứng về sức khỏe của bạn thông qua các hình ảnh được chụp chiếu bên trong cơ thể của bạn.

– Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình họ sẽ kết hợp với Bác sỹ điều trị để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.

– Từ những đóng góp quan trọng của họ mà Bác sỹ điều trị sẽ lên được kế hoạch điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp nhất với từng trường hợp người bệnh cụ thể.

2. Sai sót trong việc Chẩn Đoán Hình Ảnh ở người bệnh Ung thư

Ung thư không phải là bản án tử hình nếu người bệnh được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và có kế hoạch điều trị chính xác. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh Ung thư ở giai đoạn đầu là khá phức tạp và thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Ví dụ bệnh ung thư phổi rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phổi hoặc lao phổi để lại vết sẹo ở phổi. Từ những thiếu sót trong vấn đề Chẩn Đoán Hình Ảnh mà người bệnh giảm đi cơ hội sống do bệnh Ung thư không được điều trị kịp thời. Chúng tôi xin phép kể một vài trường hợp người bệnh mà chúng tôi đã gặp và hỗ trợ.

2.1. Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm nhưng không phát hiện bệnh Ung thư phổi.

Đó là trường hợp bệnh nhân N.V.P ở TP. Hồ Chí Minh. Anh P. là người rất quan tâm đến sức khỏe của mình và năm nào anh cũng đi khám sức khỏe tổng quát ở những bệnh viện lớn, uy tín tại TP. HCM. Thế nhưng các kết quả xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang ngực của anh đều cho kết quả bình thường. Chỉ đến khi anh bị ho kéo dài và có triệu chứng khó thở, anh đi khám với Bác sỹ chuyên khoa thì mới phát hiện anh có một khối u khá lớn ở phổi sau khi anh được chỉ định đi chụp cắt lớp ngực (CT-Scan). Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm thì Bác sỹ chẩn đoán anh bị u phổi giai đoạn III. Anh P. rất choáng váng khi đón nhận kết quả vì năm nào anh cũng chụp X-quang phổi mà tại sao không phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở phổi?

2.2. Người bệnh được phát hiện tổn thương ở phổi 3 năm nhưng không tiến hành điều trị vì không nhận được kết luận chính xác về bệnh.

Trường hợp của cô N.T.M.N thì lại khác hoàn toàn với trường hợp của anh N.V.P mà chúng tôi kể ở trên. Ba năm trước, cô N. đi khám sức khỏe tổng quát theo quy định của công ty. Sau khi chụp X-quang phổi, bác sĩ nghi ngờ phổi phải của cô có bất thường nên chỉ định cô đi chụp cắt lớp (CT-Scan). Kết quả chụp cắt lớp vùng ngực cho thấy cô có vết mờ (giống như một vết sẹo) ở phổi phải. Bác sĩ nghi ngờ cô bị lao phổi nên cho cô làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Kết quả xét nghiệm của cô âm tính nên loại trừ khả năng cô bị bệnh lao phổi. Sau đó bệnh viện mà cô N. thăm khám ở TP. HCM cho chỉ định chụp cắt lớp vùng ngực 6 tháng 1 lần. Cô vẫn đều đặn thực hiện theo chỉ định của Bác sỹ và sau mỗi 6 tháng kết quả chụp cắt lớp vẫn kết luận cô có vết mờ ở phổi và cần theo dõi chặt chẽ. Trong thời gian 3 năm thì cô vẫn duy trì sức khỏe khá tốt và không có dấu hiệu ho kéo dài, khó thở hay sụt cân nên cô có một chút yên tâm là mình không bị u phổi.

Trong một lần cô cùng gia đình sang Singapore du lịch, cô đã kết hợp đặt lịch khám với Bác sỹ Bệnh viện Raffles Singapore của chúng tôi. Sau khi xem các phim chụp cắt lớp của cô N. trong vòng 3 năm mà cô cầm theo chuyến đi thì các Bác sĩ Chẩn Đoán Hình Ảnh đã xác định 80% là cô N. bị u phổi. Cô N. nhanh chóng được sắp xếp để làm xét nghiệm sinh thiết và kết quả có sau đó 3 ngày. Kết quả sinh thiết khẳng định cô bị u phổi loại tế bào biểu mô tuyến (adenocarcinoma).

2.3. U tuyến yên nhưng được chỉ định phẫu thuật mở lồng ngực vì chẩn đoán là U phổi

Đây có thể nói là trường hợp điển hình mà chúng tôi đã gặp trong suốt nhiều năm tư vấn cho bệnh nhân. Chị P.U.L còn rất trẻ, trong gần 2 năm ròng rã, chị đã đi gõ cửa hết các Bác sỹ đầu ngành ở những bệnh viện lớn ở VN. Chị cũng làm rất nhiều các xét nghiệm theo chỉ định của Bác sỹ như chụp CT-Scan vùng đầu, chụp MRI-Scan vùng ngực, bụng, chậu và chụp PET-CT. Chỉ số ACTH của chị tăng cao dẫn đến tình trạng chị bị thay đổi màu da, rậm lông ở vùng mặt, bụng, ngực và nhiều mụn trứng cá, mất kinh nguyệt do rối loạn tăng androgen ở nữ. Các Bác sỹ chẩn đoán chị bị u phổi hội chứng Cushing và có kế hoạch phẫu thuật u phổi sau khi chị chụp PET-CT.

Là phụ nữ và tuổi còn quá trẻ nên chị rất sợ phẫu thuật mở lồng ngực. Do vậy, chị đã liên hệ với Văn phòng Đại diện của Bệnh viện Raffles Singapore để gửi hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm của mình sang xin ý kiến tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa. Khi Bác sỹ Terence Tan Aik Huang – Chuyên khoa Ung thư bệnh viện Raffles Singapore xem hồ sơ bệnh án của chị L. thì Bác sỹ đã khẳng định chị không phải bị u phổi và khuyên chị nên sang thăm khám lại. Chị L. rất bất ngờ với tư vấn của Dr Tan và cho rằng không thể có sự chẩn đoán khác nhau nhiều đến vậy với cùng một hồ sơ bệnh án và cùng các hình ảnh chụp MRI-Scan, chụp CT-Scan. Tuy nhiên vì chị L. đã đi nhiều bệnh viện ở Việt Nam và mỗi bệnh viện cũng đưa ra các chẩn đoán khác nhau nên chị đã quyết định qua thăm khám tại Bệnh viện Raffles Singapore để tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất cho căn bệnh của mình cũng như có được phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Sau khi chị Linh làm xong các xét nghiệm chụp chiếu tại Bệnh viện Raffles thì các Bác sĩ của chúng tôi kết luận chị L. bị u tuyến uyên và cần phải phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối u ở tuyến yên.

3. Chẩn đoán sớm và chính xác giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và không làm mất đi cơ hội điều trị bệnh.

Từ 03 trường hợp người bệnh mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Bác sỹ chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh. Họ là những chiến binh thầm lặng đóng góp công sức rất lớn trong quá trình chẩn đoán sớm và chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó Bác sỹ điều trị sẽ có kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Qua bài viết chia sẻ này, chúng tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn một thông điệp rằng: Nếu sức khỏe của bạn gặp vấn đề, bạn đi khám ở nhiều nơi cho ra nhiều kết quả khác nhau thì dù bạn đang bị công việc bủa vây, không có thời gian rảnh rỗi thì bạn nên nhanh chóng sắp xếp công việc của mình để tìm đến địa chỉ tin cậy nhất thăm khám và tư vấn xem mình đang gặp vấn đề gì về sức khỏe. Từ đó bạn sẽ có cơ hội điều trị đúng bệnh và điều trị sớm, điều trị kịp thời khi bệnh mới được phát hiện.

Theo lời nhắn nhủ của các bệnh nhân kể trên, trong những bài viết sắp tới, chúng tôi sẽ chia sẻ kế hoạch điều trị và kết quả điều trị của họ để giúp cho những người bệnh khi gặp trường hợp tương tự có thêm kinh nghiệm trong việc tìm hướng điều trị tin cậy nhất cho mình hay cho người thân của mình.

Bệnh viện Raffles Singapore:

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com
 

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *