Bệnh rối loạn nhịp tim được điều trị như thế nào?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim có sự bất thường. Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như: hồi hộp, trống ngực, cảm giác hẫng hụt ở ngực, tức ngực hoặc khó thở đi kèm thì bạn nên đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tim mạch vì những triệu chứng này có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn nhịp tim.

Để chuẩn đoán chứng rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ khám thực thể và hỏi người bệnh một số câu hỏi về tiền sử và triệu chứng, sau đó một số xét nghiệm chẩn đoán sẽ được thực hiện để xác định nhịp tim không đều và tìm ra nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim là do bệnh tim hay do bệnh của tuyến giáp.

Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm: Điện tim, siêu âm tim, theo dõi Holter, kiểm tra gắng sức, nghiệm pháp bàn nghiêng, điện tim sinh lý.

Điều trị rối loạn nhịp tim phụ thuộc vào người bệnh bị loạn nhịp tim nhanh hay loạn nhịp tim chậm. Việc điều trị là cần thiết nếu nhịp tim không đều gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc nếu tình trạng này khiến người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề về tim nghiêm trọng hơn. Điều trị rối loạn nhịp tim có thể bao gồm thuốc, các liệu pháp như thao tác phế vị (vagal maneuvers), sốc điện chuyển nhịp tim (cardioversion), thủ thuật đặt ống thông hoặc phẫu thuật tim.

– Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị loạn nhịp tim phụ thuộc vào loại loạn nhịp tim và các biến chứng tiềm ẩn.

Điều trị loạn nhịp tim bằng thao tác phế vị: Đây là một số thao tác đặc biệt để ngăn chặn nhịp nhanh trên thất bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp tim (dây thần kinh phế vị).

– Điều trị loạn nhịp tim bằng liệu pháp sốc điện chuyển nhịp tim: Đây là một hình thức sốc điện vào tim thông qua miếng dán ở ngực. Dòng điện ảnh hưởng đến các xung điện tim và có thể khôi phục lại nhịp bình thường.

– Điều trị loạn nhịp tim bằng phẫu thuật:

  • Đốt điện qua ống thông (Catheter ablation): Trong thủ thuật này, bác sĩ luồn một hoặc nhiều ống thông qua các mạch máu đến tim. Các điện cực ở đầu ống thông sử dụng nhiệt hoặc năng lượng lạnh để tạo ra các vết sẹo nhỏ trong tim của bạn để chặn các tín hiệu điện bất thường và khôi phục nhịp tim bình thường.
  • Cấy máy tạo nhịp tim (pacemarker):máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ thường được cấy gần xương đòn. Một hoặc nhiều dây có đầu điện cực chạy từ máy tạo nhịp tim qua các mạch máu đến bên trong tim. Nếu nhịp tim quá chậm hoặc nếu nhịp tim dừng lại, máy tạo nhịp tim sẽ phát ra các xung điện kích thích tim đập với tốc độ ổn định.
  • Cấy máy khử rung tim (ICD): bác sĩ có thể khuyên dùng thiết bị này nếu người bệnh có nguy cơ cao bị nhịp tim nhanh hoặc không đều một cách nguy hiểm ở các buồng tim phía dưới (nhịp thất nhanh hoặc rung thất). Nếu tim bị ngừng đột ngột hoặc mắc người bệnh có bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ tim ngừng đột ngột thì bác sĩ cũng có thể đề nghị cấy máy khử rung tim.
  • Thủ thuật Maze: Là một thủ thuật ngoại khoa, bác sĩ phẫu thuật tạo một loạt các vết rạch ở mô tim phía nửa trên của trái tim (tâm nhĩ) để tạo ra một mô hình (hoặc mê cung) mô sẹo. Vì mô sẹo không dẫn điện, nó cản trở các xung điện lạc hướng gây ra một số loại rối loạn nhịp tim.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Nếu bạn bị bệnh động mạch vành nặng kèm theo rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Quy trình này có thể cải thiện lưu lượng máu đến tim của bạn.

Các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch Raffles luôn áp dụng công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hàng đầu thế giới để điều trị cho người bệnh do vậy chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho các bệnh nhân của chúng tôi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *