Trước tình trạng dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, sang Singapore điều trị trong thời gian này là cả một hành trình khó khăn, nhưng chị P. vẫn quyết định sang Singapore ghép tủy.
Chị P, 40 tuổi đến từ TP. Hồ Chí Minh với căn bệnh xơ tủy. Ở Việt Nam cách điều trị cũng giống như ở Singapore, chị sẽ được điều trị bằng thuốc Jakavi cho đến khi thuốc không còn phát huy hiệu quả đối với căn bệnh của chị thì chị sẽ tiến hành ca ghép tủy. Vì chi phí thuốc Jakavi khá cao, việc ghép tủy vẫn là giải pháp bắt buộc nên chị P. đã quyết định sang Singapore ghép tủy luôn trong thời gian này. Chị được biết ngoài trình độ chuyên môn cao của Bác sỹ Yvonne Loh, người đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân với những căn bệnh ung thư máu phức tạp thì khả năng xử lý các tình huống phức tạp do diễn biến của bệnh lý trong thời gian ghép tủy và sau khi ghép tủy cũng như điều kiện cơ sở vật chất tối ưu với các phòng ghép đạt tiêu chuẩn Quốc Tế trong sự an toàn về vấn đề vô trùng cũng là những yếu tố quan trọng giúp tăng tỷ lệ thành công của ca ghép.
Bác Yvonne Loh, Chuyên Gia Ghép Tủy, Trung Tâm Ung Thư Bệnh Viện Raffles Singapore cho biết: “Trường hợp của chị P. nếu ghép tủy luôn thì tỉ lệ thành công chữa khỏi bệnh là 90%. Nếu để sau 2-3 năm nữa tỷ lệ thành công sẽ giảm xuống còn 20-30% vì ghép tủy khi xơ tủy ở giai đoạn đầu luôn đem lại thành công cao hơn. Chi phí điều trị thuốc Jakavi cũng khá cao, nên tôi khuyên chị P. nên chọn phương án ghép tủy ngay từ bây giờ.”
Thật may mắn cho chị P, chị có người anh trai phù hợp tủy hoàn toàn với chị nên chị P. đã nhanh chóng tiến hành ca ghép tủy theo sự tư vấn của Bác sỹ. Để thu xếp đủ chi phí sang Singapore ghép tủy, vợ chồng chị P. quyết định bán căn nhà khang trang đang ở hiện tại để chuyển sang ở trong căn nhà nhỏ hơn. Vợ chồng chị có cùng quan điểm “còn người, còn của”, các con thơ cần mẹ hơn ai hết trong những năm tháng thơ ấu này.
Vững lòng đi theo con đường mình đã chọn, 2 vợ chồng chị P. tạm biệt các con và gia đình sang Singapore ghép tủy. Lòng mong ngóng được trở về nhà gặp các con của chị đã khiến 5 tháng điều trị bệnh ở Singapore nhanh chóng trôi đi. Những ngày ghép tủy nằm trên giường bệnh chị P. thường xuyên gọi điện về cho các con và người thân trong gia đình. Chị không giấu các con về tình trạng bệnh của mình để các con tập làm quen cách đối diện với khó khăn, sóng gió trong cuộc sống. Bản lĩnh của chị P. là niềm động viên cho các chị em khác trong cùng hoàn cảnh. Chị P chia sẻ: “Nghĩ đến các con em quên cả đau. Tình thương con giúp em vượt qua được mọi nỗi sợ hãi. Ngày vợ chồng em trở về nhà, các con biết thương và nghe lời ba mẹ hơn. Thử thách này đã làm cho các con em biết yêu thương và quý trọng cha mẹ hơn. Sống khỏe, sống lạc quan trong mọi hoàn cảnh nay đã trở thành lối sống của cả gia đình em.”
Bác sỹ Yvonne Loh chia sẻ: “Tôi rất cảm phục tinh thần lạc quan và ý chí vượt lên hoàn cảnh của chị P. Tôi đã gặp không ít bệnh nhân không đủ dũng cảm đi tới quyết định thực hiện ca ghép tủy vì sẽ có yếu tố rủi ro trong và sau ca ghép khi các chỉ số máu xuống thấp. Tuy nhiên, với sự ra đời của các loại thuốc hóa chất và miễn dịch mới đã làm tăng tỷ lệ thành công đáng kể cho các bệnh nhân ghép tủy. Ung thư máu giờ đây không còn là bản án tử hình. Lời khuyên dành cho bệnh nhân của tôi là đừng bỏ cuộc. Tinh thần lạc quan và tình thương yêu thương gia đình của chị P. là một tấm gương mà tôi muốn được chia sẻ cùng các bệnh nhân khác.”