Thoát vị bụng là gì? Và phương pháp điều trị Thoát vị Bụng

Thoát vị bụng là gì?

Thoát vị là tình trạng cơ thành bụng có một lỗ nhỏ khiến cho ruột hoặc các mô bên trong ổ bụng bị đẩy ra ngoài. Có 3 loại thoát vị bụng:

  • Thoát vị thượng vị: ở vị trí từ dưới xương ức đến trên rốn, xảy ra ở cả nam giới và nữ giới.
  • Thoát vị rốn: ở vị trí eo, quanh rốn
  • Thoát vị vết mổ: tại vị trí vết mổ cũ. Có tới khoảng 1/3 bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng có thể bị thoát vị vết mổ vào bất kể thời gian nào từ vài tháng đến vài năm sau mổ.

Nguyên nhân thoát vị bụng?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây thoát vị bụng, bao gồm:

  • Lớp cơ tại vị trí sẹo mổ bị yếu (do nhiễm trùng vết mổ…)
  • Cơ thành bụng yếu bẩm sinh
  • Cơ thành bụng bị yếu do bị căng quá đà, như:
    • Thừa cân béo phì
    • Ho mạn tính
    • Nôn mửa nặng
    • Mang thai
    • Nâng, đẩy vật nặng không đúng tư thế
    • Rặn tiểu/đại tiện
    • Tổn thương ở ruột
    • Bệnh phổi (phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hay khí phế thủng khiến bệnh nhân bị tăng áp lực lên thành bụng khi cố gắng thở)
    • Phì đại tiền liệt tuyến (bệnh nhân rặn tiểu khó làm căng thành bụng)
    • Người cao tuổi (do cơ thành bụng bị giảm độ đàn hồi)

Dấu hiệu & triệu chứng của thoát vị bụng?

Thoát vị bụng ở giai đoạn sớm thường không làm cho bệnh nhân khó chịu. Bệnh nhân có thể quan sát thấy những nốt phồng ở da vùng bụng, có thể phẳng lại khi nằm hoặc dùng tay đẩy xuống.

Bệnh nhân thoát vị bụng sẽ thấy đau hơn khi:

  • Nâng vật nặng.
  • Căng cơ bụng khi rặn đại/tiểu tiện
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu

Bệnh nhân có thể bị đau nặng khi ruột thoát ra ngoài lỗ thoát vị, khiến cho việc cung cấp máu nuôi đoạn ruột này bị suy giảm dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân cần đến bệnh viện khám cấp cứu ngay khi phát hiện thấy tình trạng này.

Chẩn đoán thoát vị bụng?

Bác sỹ sẽ hỏi tiền sử, thăm khám lâm sàng và chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán tình trạng thoát vị bụng..

Điều trị thoát vị bụng?

Thoát vị bụng không tự khỏi mà cần điều trị bằng phẫu thuật. Nếu không được điều trị kịp thời, lỗ thoát vị phát triển rộng hơn khiến cho việc điều trị khó khăn và có thể có nhiều biến chứng.

Mục tiêu phẫu thuật thoát vị bụng là vá lại lỗ thoát vị để ruột và các mô bên trong ổ bụng không bị rò ra ngòai thành bụng. Phẫu thuật thoát vị bụng đóng lại lỗ thoát vị và làm cho cơ thành bụng (tại vị trí thoát vị) khỏe hơn.

Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sỹ phẫu thuật có thể sử dụng một trong các phương pháp phẫu thuật sau:

  • Phẫu thuật mở
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng
  • Phẫu thuật robot:  Giống như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật robot là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, thay vì đứng cạnh bàn mổ để thao tác phẫu thuật, bác sỹ sẽ ngồi ở bàn điểu khiển cánh tay robot mổ cho bệnh nhân. Với phẫu thuật robot, vết mổ nhỏ hơn giúp cho bệnh nhân hạn chế chảy máu, sẹo vết mổ nhỏ hơn, ít đau hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn

Nguồn: clevelandclinic.org

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *