Suy giãn tĩnh mạch và cách điều trị

 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Như một đứa trẻ tò mò, bạn có thể nhìn chằm chằm vào đường gân màu xanh của người lớn tuổi nằm dưới da như con rắn gập ghềnh. Bệnh lý trên được gọi là giãn tĩnh mạch, là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) đặc biệt về ban đêm… Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Thực tế, hệ thống tĩnh mạch giúp hai chân hoạt động nằm sâu hơn. Bác sỹ Baladas chuyên gia ngoại phẫu thuật Bệnh viện Raffles Singapore cho biết: “Nếu các tĩnh mạch bề mặt bắt đầu tập trung lại và phình, bác sỹ có thể giúp gỡ bỏ hoặc khóa lại mà không làm ảnh hưởng lưu thông máu đến chân.” Viện Y tế Quốc gia ước tính 60% dân số mắc phải một số hình thức rối loạn tĩnh mạch. Trong đó, một phần tư người bị giãn tĩnh mạch là nam giới, và hầu như phụ nữ thường bị tĩnh mạch mạng nhện.

Nguyên nhân chính xác của “nghệ thuật cơ thể” không mong muốn này không rõ ràng nhưng xu hướng di truyền về phía yếu, tĩnh mạch vẫn giữ một vai trò lớn hơn, bác sỹ Baladas nói. Hormone cũng đóng góp một phần chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ. Tuổi dậy thì, mang thai (phụ nữ mang thai rất dễ bị), và thời kỳ mãn kinh, cũng như dùng nội tiết tố như estrogen, progesterone, và thuốc ngừa thai uống, có thể làm suy yếu van tĩnh mạch và lưu thông thay đổi chân. Trong khi mang thai, khối lượng máu tăng lên người mẹ đang vận hành cho bản thân người mẹ và thai nhi có thể làm phình tĩnh mạch. Lão hóa, béo phì, và đứng lâu cũng có thể gây ra tĩnh mạch chân.

Phẫu thuật tĩnh mạch bao gồm thắt mạch và loại bỏ các tĩnh mạch lớn hơn. Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị giãn tĩnh mạch nếu:
• Giãn tĩnh mạch không đáp ứng với điều trị tại nhà và các triệu chứng của bạn đang làm bạn khó chịu.
• Bạn đang quan tâm về tính thẩm mỹ của bệnh giãn tĩnh mạch, thì điều trị bằng laser, điều trị tần số vô tuyến, hoặc liệu pháp xơ hoá không có khả năng cải thiện ngoại hình của mình để bạn hài lòng. Vì các liệu pháp điều trị giãn tĩnh mạch không mang lại lợi ích thẩm mỹ.

Thủ tục ít xâm lấn bao gồm laser, phlebectomy, dùng tần số vô tuyến thường được thực hiện nhiều hơn so với phẫu thuật. Phương pháp này có thể mang lại kết quả tốt với rủi ro ít hơn phẫu thuật.

Bác sỹ Baladas là chuyên gia tư vấn về ngoại trung và phẫu thuật nội soi. Bác sỹ tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Gia Singapore và là nghiên cứu sinh về ngoại khoa của trường Cao Đẳng Hoàng Gia Edinburgh và Glasgow và năm 1994. Bác sỹ đã du học tại Úc về phẫu thuật nội soi từ năm 1999 đến năm 2000. Từ đó ông đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật nội soi và có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, đặc biệt là phẫu thuật chống trào ngược và béo phì. Bác sỹ được biết đến như là một chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật béo phì.

 

 

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com
 

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *