Suy giãn tĩnh mạch có thực sự nguy hiểm?

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh tuy lành tính nhưng sẽ có biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Suy Giãn Tĩnh Mạch

1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn, trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định, không có hiện tượng máu chảy trở lại. Tĩnh mạch khỏe bình thường có van giúp duy trì lưu thông máu đến tim. Theo thời gian, các van tĩnh mạch sẽ hư hỏng gây trào ngược lưu thông máu tĩnh mạch dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.

2. Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Trong suy giãn tĩnh mạch thì tĩnh mạch chân thường bị suy giãn nhiều hơn cả, bởi vì nó có những đặc thù riêng. Giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng nguyên nhân chính là do các van tĩnh mạch và thành mạch bị suy yếu trong khi áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng.

Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch là người bệnh có những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi). Màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu xanh ở chân. Người bệnh sẽ có cảm giác nặng chân, mỏi chân kèm theo đứng lên hoặc ngồi xuống rất khó khăn. Một số trường hợp người bệnh cảm thấy rát, đau âm ỉ ở vùng da có tĩnh mạch bị giãn. Một số người bị chuột rút (vọp bẻ) về đêm.

3. Hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Khi người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu như:

– Vùng da ở khu vực bị giãn tĩnh mạch sẽ có hiện tượng lở loét, nếu người bệnh không được điều trị, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, lở loét da ở diện rộng. Nếu vùng lở loét không may bị nhiễm một số vi khuẩn kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh thì việc điều trị vô cùng khó khăn.

– Hậu quả nguy hiểm nhất trong suy giãn tĩnh mạch chân là máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày sẽ dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp thì cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim, từ tim, cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (động mạch bị xơ vữa) thì rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch máu não gây thiếu máu não, gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim). Cục máu đông đi về phổi và gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm?

4. Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch:

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ đơn thuần là mất tính thẩm mỹ mà còn dẫn đến các vấn đề về thể lực như đau, mệt mỏi, chuột rút và sưng chân. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng, sự thay đổi dưới da như chàm, viêm mạn tính và lở loét gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Phụ nữ thường dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Người béo phì và phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Có rất nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch từ laser, đốt song cao tần (RFA), liệu pháp xơ hóa, hoặc mổ hở truyền thống… Tuy nhiên, theo bác sĩ Manish – chuyên gia phẫu thuật vi mạch tại bệnh viện Raffles Singapore cho biết: “Với trang thiết bị tối tân như hiện nay, các phương pháp xâm lấn tối thiểu sẽ hỗ trợ bác sĩ loại bỏ suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân tốt hơn, an toàn hơn, vết mổ nhỏ, bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và có thể trở về sinh hoạt thường nhật sau 1-2 ngày hậu phẫu.”

5. Tư vấn điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở đâu?

Bệnh viện Raffles là một bệnh viện tư tuyến trên và là ngọn cờ đầu trong Tập đoàn y tế Raffles, một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore và Đông Nam Á. Với 40 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, thương hiệu Raffles đồng nghĩa với uy tín và chất lượng cao.

Các bệnh nhân Việt Nam khi đến với bệnh viện Raffles sẽ nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí trong suốt quá trình từ việc nhận tư vấn từ xa của bác sĩ, đặt lịch hẹn, sắp xếp chuyến đi, nơi ở, gia hạn visa, và hỗ trợ dịch thuật khi gặp bác sĩ.

 

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com
 

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *