GIẢM BÉO – PHẪU THUẬT GIÚP BỆNH NHÂN BÉO PHÌ GIẢM CÂN NHANH CHÓNG NHƯNG HIỆU QUẢ CAO
Hiệp hội W.H.O. đã đặt tên cho bệnh béo phì như loại bệnh phát triển nhanh nhất trên thế giới. Béo phì là một vấn đề y tế và được phân loại như một căn bệnh do nó gây ra nhiều bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, huyết áp cao và mỡ máu cao dẫn đến bệnh tim, suy thận, đột quỵ, mù lòa và có khả năng dẫn đến tử vong. Bệnh béo phì tại Mỹ là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau thuốc lá. Ngoài ra, béo phì còn giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân.
Giải pháp đơn giản để giải quyết vấn đề giảm cân ít nhất khoảng 10 – 20 kg và giữ tính ổn định để có được tác dụng tối đa đối với sức khỏe và tuổi thọ. Tuy nhiên, bất kỳ người nào từng thử cố gắng giảm 5-10kg thì họ sẽ hiểu vấn đề không đơn giản như mình vẫn nghĩ.
Phẫu thuật giảm cân dành cho những bệnh nhân cần phải giảm 30 kg trở lên mà vẫn khỏe mạnh. Ở những bệnh nhân béo phì nặng, phẫu thuật giảm béo mang lại kết quả vượt trội so với các phương pháp không phẫu thuật về khả năng giảm cân và tính ổn định. Tùy thuộc vào loại hình phẫu thuật, bệnh nhân có thể giảm khoảng 50% đến 60% trọng lượng dư thừa của họ và sau đó duy trì khả năng giảm cân khoảng 40% sau vài năm. Theo nghiên cứu béo phì Thụy Điển trong 10 năm, bệnh nhân phẫu thuật giảm béo có thể giảm 16,1% tổng số trọng lượng cơ thể của họ trong khi những bệnh nhân béo phì được điều trị bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc men thực sự tăng 1,6%.
Với những bệnh nhân béo phì nặng hoặc có bệnh bắt đầu giảm cân, nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng nhiều bệnh nhân béo phì với bệnh lý đi kèm thường được cải thiện hoặc khỏi bệnh sau khi giảm cân. Các bệnh này được gọi là bệnh đi đôi với chứng béo phì bao gồm tiêu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, ngáy ngủ, tắt nghẽn khi ngủ và thoái hóa của các khớp xương.
Ở Mỹ, có đến 80% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường là do béo phì. Tỉ lệ này ít hơn ở Singapore nhưng vẫn còn khá cao. Trong các bệnh đi kèm với béo phì, bệnh tiểu đường nên được chú ý do mạn tính, khả năng gây suy nhược và các biến chứng đe dọa tính mạng và cuối cùng là tốn kém chi phí và quá trình nỗ lực trong việc kiểm soát bệnh để ngăn ngừa các biến chứng.
Chỉ cần một lần đến thăm bác sỹ dinh dưỡng, bạn sẽ có thể nhận ra tính phức tạp về viêc duy trì và kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó cần phải có sự nỗ lực và hy sinh mà tự bệnh nhân cần trải qua. Bệnh tiểu đường không có hệ lụy trực tiếp nhưng gián tiếp gây ra các bệnh lý khác cuối cùng dẫn đến tử vong sớm. Thiếu kiểm soát tiêu đường thường đến bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mắt và mù lòa, suy thận. v.v… Chỉ khi bệnh tiểu đường được tầm soát tốt thì mới ngăn ngừa các rủi ro mà bệnh gây ra. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến rủi ro hạ đường huyết gây chóng mặt, ngât xỉu, hôn mê hoặc tử vong.
Một nhóm lớn các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do béo phì, giảm cân hiệu quả là cần thiết giúp kiểm soát bệnh một cách tuyệt vời hoặc có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường. Các bác sỹ dinh dưỡng luôn nói với bệnh nhân tiểu đường rằng họ cần phải giảm lượng tiêu thụ đường. Tiểu đường là ban đầu thường ít nhạy cảm với insulin và sau đó cũng dẫn đến thiếu insulin. Insulin là một loại hormone được sản sinh ra bởi tuyến tụy để giúp trong quá trình chuyển hóa chất. Nếu không có insulin, thức ăn không được chuyển hóa và sau đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên. Đường huyết cao trực tiếp ảnh hưởng các cơ quan (ví dụ như hệ thần kinh) hoặc dư thừa các chất chuyển hóa khác (cholesterol và mỡ) gây trở ngại cho các động mạch của tim, não, thận và chân.
Hàng ngàn năm trước, trước khi có thuốc điều trị bệnh tiểu đường, các bác sỹ thường khuyến cáo giảm ăn hoặc nhịn ăn để điều trị bệnh tiểu đường. Hạn chế lượng thức ăn sẽ gây ra cảm giác đói vô độ, buộc bệnh nhân phải phá vỡ chế độ ăn uống kiêng khem của mình. Hiện nay, ngay cả với sự ra đời của thuốc tiểu đường dạng viên và thuốc tiêm insulin, chế độ ăn uống kiêng và giảm lượng hấp thụ calories cũng không mất tầm quan trọng của nó. Bệnh tiểu đường ở bệnh nhân béo phì khó điều trị hơn ở những bệnh nhân không béo phì. Hạn chế calo và thay đổi chế độ ăn uống giúp tầm soát tốt bệnh tiểu đường hơn giảm cân. Béo phì thường làm cho các tế bào ít nhạy cảm với insulin trong khi lượng hấp thụ calo cao làm tăng nhu cầu insulin. Điều này buộc tuyến tụy phải sản sinh ra nhiều insulin hơn dẫn đến hư tụy. Hầu hết các loại thuốc tiểu đường và insulin cũng thúc đẩy tăng cân, làm bệnh lý trở nên xấu hơn. Chính vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy lý do tại sao bệnh tiểu đường ở những bệnh nhân béo phì rất khó điều trị.
Trong khi giảm cân là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường béo phì, tính bền vững của cả khả năng giảm cân từ chế độ ăn kiêng và tập thể dục cũng như các loại thuốc khác là không đủ, đặc biệt đối với bệnh nhân béo phì nghiêm trọng làm phức tạp vấn đề do nhiều loại thuốc tiểu đường và insulin gây ra.
Điều cần thiết để giành chiến thắng trong trận chiến của bệnh béo phì tiểu đường là một phương pháp mạnh mẽ hơn như “phẫu thuật giảm béo”. Phẫu thuật giảm béo là phẫu thuật dạ dày hoặc ruột hoặc cả hai để giúp bệnh nhân béo phì giảm cân giúp hạn chế lượng thức ăn hoặc hạn chế khả năng hấp thụ một số thực phẩm mà bệnh nhân ăn. Không giống như chế độ ăn kiêng tự nguyện phẫu thuật giảm cân giúp tạo ra cảm giác no nhanh hơn. Đây là điều mà chế độ ăn kiêng tự nguyện không thể làm được và thường dẫn đến thất bại.
Phẫu thuật giảm béo được biết đến từ những năm 50. Kết quả cho thấy những bệnh nhân bị mất một đoạn dài của ruột non trong khi phẫu thuật giúp giảm cân. Những ca phẫu thuật đầu tiên rất thô sơ dẫn đến tiêu chảy và hậu quả dinh dưỡng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, những phản ứng phụ này đã được hạn chế từ những năm 60 và 70. Đến những năm 90 và 2000, kỹ thuật mổ tân tiến hơn bằng phương pháp nội soi lỗ khóa. Hiện nay, có ba loại phẫu thuật giảm béo bao gồm thắt dạ dày (lapband), tạo dạ dày tay áo và tạo dạ dày bắc cầu.
Phẫu thuật Lapband là quá trình đặt một chiếc nhẫn Silastic xung quanh phần trên của dạ dày để “đánh lừa” dạ dày vào cảm giác no. Phẫu thuật tạo dạ dày tay áo giúp cắt giảm và loại bỏ một phần dạ dày vì vậy tất cả những gì còn lại là một ống dài và mỏng. Phẫu thuật bắc cầu kết hợp những hạn chế của thân dạ dày với một đường vòng ruột non để làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Phương pháp phẫu thuật Lapband giúp giảm khoảng 50% trọng lượng dư thừa và là phương pháp an toàn nhất trong tất cả các loại phẫu thuật giảm béo. Bệnh nhân có thể để vĩnh viễn hoặc lấy nhẫn thắt cổ dạ dày ra tùy thích. Phương pháp tạo dạ dày tay áo và dạ dày bắc cầu mang lại kết quả trong việc giảm cân tốt hơn, từ 50 đến 60% trọng lượng dư thừa nhưng rủi ro cao hơn và hậu quả mất trọng lượng, bệnh lý khác và một yếu tố rất quan trọng là bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng. Nếu trọng lượng của bạn là 110 kg và trọng lượng lý tưởng của bạn là 60 kg, trọng lượng dư thừa của bạn là 50 kg. Mất 50% trọng lượng dư thừa của bạn là khoảng 25 kg.
Phẫu thuật giảm béo mang lại hiệu quả trong việc chữa hoặc cải thiện nhiều bệnh lý từ chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (95-98%), bệnh buồng trứng đa nang đến viêm khớp thoái hóa. Tốt nhất là khả năng chữa hoặc cải thiện bệnh tiểu đường ở những bệnh nhân béo phì. Điều này đơn giản do bệnh tiểu đường ở bệnh nhân béo phì là rất phổ biến nên dễ đáp ứng với phẫu thuật.
Phẫu thuật giảm béo tạo cho bệnh nhân có cảm giác no nhằm giảm đáng kể lượng thức ăn và giảm cân hiệu quả và lâu dài. Điều này dẫn đến nhu cầu insulin giảm và tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Một số nghiên cứu gần đây chứng minh rằng đối với bệnh nhân tiểu đường béo phì, phẫu thuật giảm béo giúp chữa khỏi hoặc cải thiện khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn so với điều trị truyền thống (kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục và uống thuốc). Phẫu thuật giảm béo cũng tiến bộ hơn nhiều so phẫu thuật khác trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường và kết quả tốt nhất cho việc phẫu thuật giảm béo được khuyến khích sớm (dưới 5 năm sau khi chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường) trước khi tuyến tụy suy yếu hoặc gây thiệt hại đến các bộ phận khác. Nói cách khác, phẫu thuật giảm béo cũng giúp mang lại cuộc sống chất lượng hơn cho bệnh nhân béo phì.