Khủng hoảng do béo phì gây nhiều hậu quả hơn tưởng tượng

Hình minh họa : Bệnh béo phì

 

Các cuộc điều tra y tế gần đây cho thấy béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư. Hơn thế nữa, béo phì còn là thủ phạm làm giảm tuổi thọ 8 năm và là nguyên nhân của những khủng hoảng sức khỏe như đột quỵ, bệnh tim mạch, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn xã hội…

Những người mũm mĩm ngoại trừ việc có thể thiếu tự tin một chút về ngoại hình thì hầu như không bị tăng các nguy cơ sức khỏe. Tuy nhiên nếu được xác định là béo phì thì mọi người thường liên tưởng ngay đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường… vì những người béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính này. Rất ít người liên hệ béo phì với ung thư nhưng các cuộc khảo sát gần đây cho thấy béo phì có thể vượt qua hút thuốc trở thành nguyên nhân gây ung thư hàng đầu. Một cuộc khảo sát cũng cho thấy béo phì có thể làm giảm 8 năm tuổi thọ. Hơn thế nữa, béo phì cũng gây khủng hoảng về một loạt tình trạng sức khỏe như đột tử do bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ, rối loạn xã hội & trầm cảm v.v…

Trong năm 2012, có tới 480.000 ca ung thư có nguyên nhân từ béo phì

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ít nhất có 1 tỷ người thừa cân & 300 triệu người béo phì trên thế giới. Ngoài các nước phát triển, số liệu này cũng đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển. BS Huang Xingrong, chuyên gia ung thư, chỉ ra rằng hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 ca ung thư người lớn có nguyên nhân từ béo phì, chiếm khoảng 3,6% tổng số ca ung thư. Theo một nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư IRAC đăng trên tạp chí The Lancet, chỉ số khối cơ thể BMI là yếu tố đầu tiên khi đánh giá bệnh ung thư. Phụ nữ béo phì có nguy cơ bị ung thư cao hơn nam giới. Nghiên cứu cho thấy có 136.000 ca ung thư mới ở nam giới liên quan đến thừa cân béo phì, chủ yếu là ung thư đại trực tràng & ung thư thận. Ở phụ nữ, có 345.000 ca ung thư liên quan đến béo phì trong đó 3 loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú sau mãn kinh, ung thư tử cung & ung thư đại trực tràng chiếm tới 75% tổng số ca. Số liệu này cho thấy phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Chuyên gia tin rằng giảm cân có thể giúp cho 10% người thừa cân béo phì phòng ngừa được ung thư.

Béo phì sẽ thay thế hút thuốc trở thành tác nhân gây ung thư hàng đầu.

Từ năm 1982 đến 2012, tỷ lệ người bị thừa cân tăng 50% ở quy mô toàn cầu và số ca ung thư liên quan đến béo phì tăng từ 120.000 lên tới 500.000 ca. Trong 30 năm tới đây, số người bị béo phì chắc chắn sẽ tăng lên theo xu hướng này làm tăng theo các ca ung thư liên quan đến béo phì. Hội Ung thư Lâm sàng Hoa kỳ đã xuất bản một nghiên cứu với kết quả cho thấy trong 2 hoặc 3 thập kỷ  tới, thừa cân béo phì sẽ thay thế hút thuốc trở thành nguyên nhân gây ung thư hàng đầu. Theo BS Huang: “Béo phì làm tăng tỷ lệ mắc của một số bệnh ung thư khác nhau. Nguyên nhân thật sự vẫn đang được nghiên cứu nhưng chúng tôi cho rằng có liên quan đến các thay đổi về hormone ở người béo phì; nguyên nhân là béo phì làm tăng đường máu khiến cho tụy phải tiết nhiều insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời kích thích tế bào sinh sôi có thể dẫn đến ung thư. Bệnh nhân ung thư vú đã điều trị khỏi có thể bị tái phát nếu bị béo phì”.

Đính chính quan điểm sai lầm “béo phì không phải là bệnh”

Theo IARC, béo phì là tác nhân ung thư hàng đầu ở Bắc Mỹ. Ở châu Âu, béo phì là nguyên nhân của 6,5% ca chẩn đoán ung thư mới. Ở phần lớn các quốc gia thuộc châu Á bao gồm Singapore, ung thư có nguyên nhân từ béo phì chỉ chiếm một phần nhỏ.

BS Huang lưu ý rằng số người lớn bị béo phì toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 1980. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, chắc chắn sẽ  góp phần làm tăng số ca ung thư trong tương lai không xa. Nam Mỹ & Bắc Phi là 2 khu vực có tỷ lệ béo phì tăng nhanh nhất trong 30 năm qua. Ở Châu Âu & Hoa Kỳ, trung bình cứ 2 người lại có 1 người thừa cân & tỷ lệ này ở Singapore chiếm khoảng 30%. Theo BS Huang, phần lớn mọi người không cho rằng béo phì là bệnh và quan điểm này cần được sửa đổi. Béo phì là nguyên nhân gây nhiều bệnh bao gồm cả ung thư và có thể làm giảm tới 8 năm tuổi thọ. Hút thuốc có hại cho sức khỏe & có thể gây ung thư nên đã bị kiểm soát & cấm quảng cáo. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh là nguyên nhân của những bệnh tương tự cũng nên được kiểm soát theo cách giống như kiểm soát thuốc lá. 7 tác nhân chính gây béo phì gồm: di truyền & các tác nhân môi trường, thay đổi chuyển hóa & chức năng nội tiết, tăng & phì đại tế bào mỡ, các tác nhân tâm-thần kinh, lối sống & chế độ dinh dưỡng, béo phì do dùng thuốc & các bệnh về đường ruột tiêu hóa. Trước khi thực hiện các biện pháp giảm cân, người béo phì cần khám để bác sỹ tư vấn, chỉ định thuốc phù hợp.

Người béo phì có thể mắc chứng “mặc cảm thấp kém”

Các khủng hoảng tiềm ẩn khác ở người béo phì gồm trầm cảm, rối loạn xã hội & nhiều vấn đề về tâm thần kinh khác. BS Tan Hwee Sim, Chuyên gia tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Raffles chỉ ra rằng xã hội đang có ấn tượng tiêu cực về người béo phì và theo  tiềm thức tin rằng người béo là người lười biếng & không có ý chí. Thực tế thì người béo phì cũng có mặc cảm tương tự & được dấu kín. Nhiều người béo phì cảm thấy mình làm nền cho người khác nổi bật hơn.  Người béo phì bị phân biệt khi giao tiếp ở nơi làm việc và riêng tư cũng khá phổ biến, làm cho họ giảm tự tin và không thoải mái khi tiếp xúc với người khác. Nếu không được trấn an, điều trị đúng mức & kịp thời, nạn nhân có thể tiến triển thành trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. BS Tan cho rằng, người trẻ tuổi thường hay quan tâm đến hình thức hơn, và vì thế, thường dễ có những cảm giác tiêu cực & bị ảnh hưởng bởi béo phì nhiều hơn so với người trung tuổi. Số liệu khảo sát cho thấy trẻ vị thành niên béo phì có xu hướng bị trầm cảm, mặc cảm thấp kém & rối loạn tự kỷ hơn so với những bạn bè có cân nặng bình thường. Béo phì ở trẻ vị thành niên cũng gây nên các bệnh mạn tính. Giữa 2 giới, béo phì tác động đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, phụ nữ thừa cân cũng dễ bị phân biệt đối xử hơn.

Nguồn: Lianhe Zaobao, Raffles Hospital Singapore

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *