Hướng dẫn Chăm sóc Đường ruột


Hệ miễn dịch khỏe mạnh, dạ dày không khó chịu, tinh thần sảng khoái và tâm trạng vui vẻ – đều liên quan đến đường ruột lành mạnh. Các hiện tượng như đầy hơi, mệt mỏi & các cơn đau nửa đầu thường không liên quan đến đường ruột.

Dữ liệu về Ung thư ở Singapore cho thấy, ung thư đường tiêu hóa là loại ung thư phổ biến nhất ở Singapore. Ung thư đại tràng & trực tràng mối lo ngại hàng đầu của người dân Singapore với 16,5% các ca ung thư ở nam giới và 13% các ca ung thư ở nữ giới, dẫn tới việc ngày càng có nhiều người quan tâm đến sức khỏe đường ruột.

Bác sĩ Stephen Tsao, chuyên gia Nội tiêu hóa thuộc Bệnh viện Raffles Singapore, chia sẻ với bạn đọc về đường ruột & cách chăm sóc để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Hiểu về đường ruột

Ống tiêu hóa, thường được gọi là ruột hoặc đường ruột, có vai trò quan trọng trong việc nghiền thức ăn & thẩm thấu các chất dinh dưỡng & khoáng chất từ thức ăn. Hơn thế nữa, sức khỏe đường ruột có quan hệ mật thiết với hệ vi khuẩn đường ruột gồm hàng ngàn tỷ vi khuẩn & nấm tác động đến sức khỏe. Về bản chất, sức khỏe đường ruột ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch, quá trình chuyển hóa, tâm trạng & da của chúng ta.

Về lý thuyết, để có đường ruột khỏe mạnh nghe có vẻ đơn giản – như mọi người vẫn nói “chỉ cần ăn đúng”. Thực tế chăm sóc sức khỏe đường ruột cần nhiều hơn chỉ là chế độ ăn, mà bao gồm cả quan tâm đúng mức đến các cơ quan nội tạng để các cơ quan này hoạt động hiệu quả. Hơn thế nữa cũng cần nuôi dưỡng lợi khuẩn với những thức ăn mà vi khuẩn cần.

Dấu hiệu của đường ruột không khỏe mạnh

Chúng ta có thể nhận biết đường ruột không khỏe mạnh qua nhiều dấu hiệu & triệu chứng, có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày & trào ngược axit. Nếu bạn thấy đầy hơi & trướng bụng sau khi ăn, bạn có thể nghĩ đến thức ăn đó có thể không được vi khuẩn đường ruột nghiền vỡ một cách hiệu quả.

Một chỉ dấu thường gặp nữa của đường ruột không khỏe mạnh là mụn trứng cá. Một số người dễ bị nổi mụn sau khi ăn thực phẩm có nhiều đường tinh luyện và chất béo bão hòa. Những người này có thể đang bị vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến da.

Bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa

Đường ruột không khỏe mạnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản và khó tiêu không loét có thể làm phiền đến cuộc sống thường ngày của bạn. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ợ chua, khó chịu ở dưới lồng ngực và cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn ở họng trong khi khó tiêu gây khó chịu ở vùng bụng trên kèm buồn nôn & ợ hơi.

Các bệnh này thường tương quan chặt chẽ tới lối sống, như chế độ ăn, nghỉ ngơi và các thói quen như hút thuốc, uống rượu & hoạt động thể chất.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, stress cũng là một nguyên nhân phổ biến của các bệnh về đường tiêu hóa. Stress làm tổn hại cơ thể, kích hoạt và làm tăng triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa. Hiểu được tương quan giữa lối sống & mức độ stress với các bệnh tiêu hóa là mấu chốt của việc nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh cải thiện sức khỏe đường ruột, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Hành trình để có đường ruột khỏe mạnh

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn duy trì đường ruột khỏe mạnh & giảm các nguy cơ bệnh tiêu hóa:

Ưu tiên Nghỉ ngơi đầy đủ & Hạn chế stress

Ngủ sâu & đủ giấc làm cơ thể nói chung & đường ruột nói riêng được phục hồi & sửa chữa. Nên duy trì giấc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Áp dụng các kỹ năng quản lý stress vào lối sống hàng ngày như thiền, tập thở sâu hoặc các thói quen/hành động khác giúp bạn giảm căng thẳng.

Uống đủ nước

Cơ thể được cấp đủ nước có vai trò quan trọng hỗ trợ cho tiêu hóa & giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5L đến 2L nước, lưu ý điều chỉnh lượng nước tùy theo mức lượng vận động trong ngày cũng như thời tiết. Uống tăng nước nếu bạn vận động & đổ mồ hôi nhiều.

Lựa chọn thực phẩm tươi & tăng cường chất xơ

Ăn thực phẩm chế biến sẵn & thực phẩm nhiều đường có thể tác động không mong muốn đến đường ruột, dễ gây viêm & phá vỡ cân bằng lợi khuẩn. Thay vì đồ ăn chế biến sẵn, bạn nên nấu các thực phẩm tươi sống, hạn chế đồ ăn & đồ uống nhiều đường. Đừng quên ăn rau, trái cây để có đủ chất xơ.

Chất xơ hỗ trợ điều hòa nhu động ruột & tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn sinh trưởng. Ngoài ra, đồ ăn giàu probiotic và prebiotic cũng hạn chế lợi khuẩn bị tiêu diệt.

Năng động, tăng cường vận động

Ai cũng biết tập luyện có ích cho sức khỏe thể chất & tinh thần, nhưng hơn thế nữa, tập luyện còn tác động tích cực đến hệ vi khuẩn đường ruột. Nên luyện tập thường xuyên các bài tập ưa thích, bất kể là đi bộ, chạy hay đạp xe… Hãy biến việc luyện tập thành một phần trong thói quen sinh hoạt lành mạnh hàng ngày.

Khám tầm soát

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Đừng chỉ nghe ngóng và đi khám khi thấy không khỏe mà hãy cố gắng khám tổng quát tầm soát định kỳ hàng năm bao gồm cả nội soi dạ dày, đại tràng khi cần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trong gia đình bạn có người bị ung thư đại tràng hoặc các bệnh khác của ống tiêu hóa, bạn nên cân nhắc nội soi đại tràng sớm.

Nói ngắn gọn, chăm sóc sức khỏe đường ruột là chăm sóc toàn diện bao gồm cả dinh dưỡng & lối sống lành mạnh. Không có giải pháp nào áp dụng chung cho tất cả mọi người, bạn nên cân nhắc kết hợp các mẹo nhỏ kể trên để chiến đấu chống lại các vi khuẩn đường ruột có hại. Hãy nhớ rằng, cần có thời guan để các thay đổi, điều chỉnh mang lại hiệu quả. Bạn nên duy trì đều đặn các thói quen dẫn bạn đến một đường ruột khỏe mạnh.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *