Điều trị ung thư vòm họng ở Singapore

Ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Cancer – NPC) nếu phát hiện sớm và điều trị ung thư vòm họng kịp thời sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư vòm họng qua bài viết dưới đây.

Ung thư vòm họng (NPC) là gì?

Ung thư vòm họng cũng có thể được gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC). Nó là một trong năm loại bệnh ung thư chính của nhóm ung thư vùng Đầu-Cổ.

Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư ở về mũi họng, ở vị trí lối lưu thông không khí ở phía trên của cổ họng và phía sau của khoang mũi. Các lỗ mũi dẫn không khí thông qua khoang mũi vào mũi họng và một ống mở (ống Eustachian) nằm ở mỗi bên mũi họng dẫn vào bên trong tai giữa mỗi bên.

Hình minh họa: Ung thư vòm họng

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Theo bác sĩ Stephen Lee – bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng tại Trung tâm Tai – Mũi – Họng Raffles (thuộc Bệnh viện Raffles Singapore) thì bạn nên đi khám và tư vấn ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng được liệt kê dưới đây xuất hiện:

  • Xuất hiện hạch ở cổ, đây là triệu chứng phổ biến nhất.
  • Tắc hoặc nghẹt mũi, thường xuyên chảy máu mũi.
  • Có vấn đề bất thường về thính lực hoặc mất thính lực, đau và ù tai.
  • Đầy tai hoặc đau ở trong tai. Dấu hiệu này được gây ra bởi sự tích tụ chất dịch trong tai giữa, nó không biến mất và chỉ xảy ra ở một bên tai.
  • Đau họng kéo dài, khó thở hoặc khó nói.
  • Đau, tê hoặc bị tê liệt ở vùng mặt, thường xuyên nhức đầu.
  • Mờ mắt hoặc song thị.
  • Mệt mỏi, sụt cân nhưng không có nguyên nhân.

Các giai đoạn của Ung thư Vòm họng

  • Giai đoạn 0: Tế bào carcinoma phát triển tại chỗ, chưa lan tới các hạch bạch huyết (N0) hoặc lan xa (M0).
  • Giai đoạn I: Khối u nhỏ (tumor T1) mà chưa lan tới các hạch bạch huyết (N0) và chưa lan xa (M0).
  • Giai đoạn IIA: Khối u lan rộng ra ngoài vòm họng (tumor T2) nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết (N0) hoặc đến cơ quan khác (M0).
  • Giai đoạn IIB: Khối u – tumor (T1 hoặc T2) đã lan tới hạch bạch huyết-Lymph nodes (N1) nhưng chưa có di căn (M0).
  • Giai đoạn III: Khối u chưa xâm lấn hoặc xâm lấn (tumor T1 hoặc T2) đã lan tới hạch bạch huyết (N1 hoặc N2) nhưng chưa di căn (M0). Giai đoạn này cũng có thể là một khối u lớn (T3) có hoặc chưa có sự tham gia của hạch bạch huyết (N0, N1 hoặc N2) và chưa có di căn (M0).
  • Giai đoạn IVA: Khối u xâm lấn (tumor T4) với sự tham gia hoặc chưa tham gia của hạch bạch huyết (N0) hoặc di căn tới hạch bạch huyết ở cùng phía với hạch ung thư (N1) nhưng chưa di căn (M0). Nó có thể là nguyên nhân cho bất kỳ bệnh ung thư nào (T) với sự tham gia của nhiều hạch bạch huyết (N2) nhưng chưa di căn (M0).
  • Giai đoạn IVB: Bất kỳ khối u nào (tumor T) với sự tham gia rộng rãi của hạch bạch huyết (N3a hoặc N3b) nhưng không có di căn (M0).
  • Giai đoạn IVC: Bất kỳ khối u nào (T, N) và có bằng chứng cho thấy đã có sự di căn xa (Metastasis M1).

Phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Tùy thuộc vào phác đồ điều trị của bệnh nhân, sẽ cần sự tham gia của nhiều bác sĩ. Cụ thể:

  • Bác sĩ Ung thư Nội khoa.
  • Bác sĩ Xạ trị Ung thư.
  • Bác sĩ Phẫu thuật.
  • Bác sĩ Tai-Mũi-Họng.
  • Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt (liên quan đến phẫu thuật vùng đầu cổ).
  • Nha sĩ.
  • Bác sĩ Vật lý trị liệu.
  • Bác sĩ Trị liệu ngôn ngữ

Ung thư vòm họng có thể được chữa khỏi, nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe thể trạng của người bệnh cũng như giai đoạn bệnh, sự lựa chọn điều trị của người bệnh.

Liệu pháp xạ trị điều trị ung thư vòm họng

Liệu pháp xạ trị là sử dụng nguồn năng lượng cao x-quang hoặc các hạt khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Có một số phương án xạ trị khác nhau như:

Xạ trị bằng các chùm bức xạ bên ngoài.

Xạ trị bằng liệu pháp Proton.

Xạ trị định vị thăm dò chính xác.

Xạ trị với liệu pháp dùng ống thông.

Trước khi bắt đầu xạ trị, người bệnh sẽ được nha sĩ giàu kinh nghiệm trong việc điều trị cho bệnh nhân ung thư đầu cổ khám và tư vấn. Khi xạ trị, người bệnh có thể bị sâu răng, răng bị tổn thương và cần phải loại bỏ chiếc răng đó. Vì vậy, vấn đề sâu răng có thể được ngăn ngừa nếu người bệnh nhận được một liệu pháp điều trị thích hợp từ một nha sĩ trước khi bắt đầu điều trị bệnh ung thư.

Liệu pháp hóa trị điều trị ung thư vòm họng tại Bệnh viện Raffles Singapore

Hóa trị là sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn khả năng tăng trưởng và phân chia của tế bào ung thư.

Các cách thức phổ biến để truyền hóa trị bao gồm:

  • Một ống đặt vào tĩnh mạch thông qua một cây kim.
  • Thuốc viên qua đường uống.
  • Tiêm vào cơ, dưới da hoặc tiêm trực tiếp vào khối u ung thư ác tính.

Một phác đồ hóa trị liệu thường bao gồm số lần hóa trị cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, liệu pháp hóa trị cũng sẽ được sử dụng kết hợp với liệu pháp xạ trị để điều trị bệnh ung thư vòm họng.

Phẫu thuật điều trị ung thư vòm họng

Phẫu thuật là việc loại bỏ khối u và một số tế bào lành tính xung quanh khối u trong quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng nhưng nó không phải là một lựa chọn điều trị phổ biến vì khu vực này khó tiếp cận và nằm gần các dây thần kinh sọ não và mạch máu. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết thì việc phẫu thuật cắt bỏ các hạch bạch huyết ở cổ có thể được khuyến khích. Đây là loại phẫu thuật được gọi là bóc tách hạch cổ. Đối với ung thư biểu mô không biệt hoá của hầu họng thì việc phẫu thuật bóc tách hạch cổ đôi khi là cần thiết.

Xem Thêm:

Viêm dây thanh quản – Triệu chứng và điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *