Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tại Singapore – Bệnh viện Raffles 2023

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Cùng các chuyên gia Singapore tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các cách điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch
Hình minh họa

Cytokine là gì?

Cytokine là các protein nhỏ, chúng có tác dụng đặc biệt trong việc kiểm soát sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Khi cơ thể phóng thích Cytokine, chúng phát tín hiệu đến hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch thực hiện công việc của mình.

Ngoài ra, cytokine còn tác động đến sự phát triển của tất cả tế bào máu, tế bào khác hỗ trợ hệ miễn dịch và phản ứng viêm của cơ thể. Cytokine còn phát ra tín hiệu khiến tế bào bất thường bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch.

Một trong những họ điển hình của Cytokine là Chemokine. Chemokine giúp tế bào miễn dịch di chuyển hướng đến mục tiêu. Có nhiều loại Chemokine khác nhau như Interleukin, Interferon, Tumor Necrosis Factor và Growth Factor.

Một số Cytokine có thể được tạo ra từ phòng thí nghiệm dùng để điều trị bệnh ung thư. Một số ứng dụng khác của chúng giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát các tác dụng phụ khi hóa trị. Cytokine được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da, cơ hoặc vào tĩnh mạch. Hai loại Cytokine phổ biến nhất hiện nay là Interleukin và Interferon.

Interleukin

Interleukin là một nhóm các Cytokine có vai trò trung gian giữa các tế bào bạch cầu. Interleukin-2 (IL-2) giúp các tế bào miễn dịch phát triển và phân chia nhanh hơn. IL-2 nhân tạo đã được phê duyệt để điều trị bệnh ung thư thận giai đoạn muộn và ung thư tế bào hắc tố di căn. Ngoài ra, chúng có thể được sử dụng như thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp với liệu pháp hóa trị khác để điều trị những loại ung thư trên.

Các tác dụng phụ khi dùng IL-2, cụ thể:

  • Ớn lạnh, sốt, mệt mỏi và hồi hộp.
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Hạ huyết áp và có thể can thiệp bằng thuốc.

Ngoài ra còn có thể gặp phải những tác dụng phụ hiếm gặp như nhịp tim bất thường, đau ngực và những vấn đề về tim khác.

Các Interleukin khác như IL-7, IL-12 và IL-21 vẫn đang

Interferon là hóa chất giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm vi-rút và bệnh ung thư được tiếp tục nghiên cứu với cùng mục đích điều trị bệnh ung thư.

Interferon

. Có 3 loại Interferon (IFN) được đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp:

  • IFN-alpha (IFN-α).
  • IFN-beta (IFN-β).
  • IFN-gamma (IFN-ω).

Trong đó, chỉ có IFN-α được ứng dụng để điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch. Chúng kích thích các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Đồng thời chúng trực tiếp làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư và các mạch máu nuôi dưỡng các khối u.

IFN-α được ứng dụng để điều trị các bệnh ung thư như:

  • Bệnh bạch cầu tế bào lông.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính.
  • Ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin dạng n
  • Ung thư hạch bạch huyết tế bào T ở d
  • Ung thư thận.
  • Ung thư tế bào hắc tố.
  • Ung thư Kaposi.

Các tác dụng phụ khi dùng Interferon, cụ thể:

  • Ớn lạnh, sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa.
  • Lượng bạch cầu trong cơ thể giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Da nổi ban.
  • Rụng tóc, tóc mỏng.

Trên đây là các phương pháp điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch hiện nay.

Xem thêm:

Điều trị ung thư đại tràng hiệu quả tại Singapore.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *