Điều trị đau lưng tại Bệnh viện Raffles Singapore

Em Nguyễn Đình Đức, một cậu bé 12 tuổi, thông minh, hoạt bát, em rất vui khi có ngồi dậy và tiếp tục đến trường. Sự đau đớn đã hành hạ em trong nhiều tháng liền. Vào khoảng tháng 5 năm 2010, ba mẹ của em phát hiện ra lưng con mình ngày một gù hơn và quyết định đưa em đi gặp bác sỹ. Sau khi kiểm tra, bác sỹ nói rằng đốt sống T10 của cháu chỉ còn lại một nửa. Bác sỹ cho rằng trường hợp của em Đức là bẩm sinh và không thể làm gì khác, ông khuyên em nên đi bơi thường xuyên để cải thiện tình hình sức khỏe.

Ba của Đức đưa em đi bơi mỗi ngày với hi vọng em sẽ khá hơn. Sau đó một thời gian, em bắt đầu cảm thấy đau lưng nhiều hơn và chân có biểu hiện yếu đi. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được em tiếp tục đến trường vì kì thi đang tới.

Nhưng ba mẹ của em không thể không lo lắng. Họ đưa em đến gặp một bác sỹ khác mong tìm được giải pháp tốt hơn cho em. Họ được nghe một ý kiến hoàn toàn khác. Sau khi chụp CT, bác sỹ kết luận cháu bị bệnh lao xương. Một tháng tiếp theo, hàng loạt các liều thuốc được tiêm cho em, nhưng tình hình vẫn không tiến triển và có biểu hiện xấu đi. Gia đình em được khuyên rằng phẫu thuật là biện pháp cuối cùng để chấm dứt những gì em đang phải chịu đựng.

Sau ca phẫu thuật, quá trình phục hồi không đơn giản như gia đình em nghĩ và cơn đau cũng không chấm dứt. Trên thực tế, tình hình còn tồi tệ hơn trước ca mổ. Thêm nữa, em mất hết cảm giác của phần dưới cơ thể, bao gồm cả chức năng tiểu tiện và đại tiện. Khi được hỏi về những điều mà em Đức phải trải qua “Mỗi khi đau, cháu quằn quại trên giường và người đầm đìa mồ hôi, vì thuốc giảm đau không đủ và giường bệnh cứng quá. Người mẹ nào mà không đau đớn khi nhìn con mình như vậy,” mẹ em nói trong nước mắt.

Một tháng sau, em Đức được cho xuất viện trong tình trạng cơn đau vẫn tiếp diễn và em vẫn không cử động được hai chân. Qua một bài phỏng vấn chuyên gia chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Raffles về phẫu thuật cột sống trên truyền hình, họ lại nuôi hi vọng về một điều gì đó có thể làm cho con mình. Họ tìm đến Văn phòng Đại diện của Bệnh viện Raffles để sắp xếp đặt lịch chữa bệnh cho em. Hoàn cảnh kinh tế và thu nhập trung bình nhưng với tình thương con và niềm hi vọng, ba mẹ em quyết định làm tất cả những gì có thể để đưa em đi chữa bệnh ở Singapore

Em Đức được xe cứu thương đón ngay tại đường băng sân bay Changi, Singapore và đưa thẳng đến bệnh viện. Trường hợp của em được một nhóm chuyên gia phụ trách, đứng đầu là bác sỹ Sittampalam Krishnamoorthy, Chuyên gia Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Raffles.

“Đình Đức bị liệt hoàn toàn các cảm giác chân và em cũng không thể kiểm soát được chức năng đại, tiểu tiện. Em bị đau lưng tới mức không thể xoay người, điều này gây rất nhiều khó khăn trong quá trình khám bệnh và chăm sóc. Em cũng bắt đầu bị lở loét vùng lưng và mắt cá chân do nằm nhiều,” bác sỹ Krishnamoorthy kể về tình hình khi em Đức lúc em nhập viện.

Bác sỹ Krishnamoorthy chia sẻ “Sau khi phẫu thuật, ba mẹ của cháu có thể xoay người cho cháu mà không gây đau đớn. Đến ngày thứ 5 sau ca phẫu thuật, em có thể ngồi trên xe lăn và một vài ngày sau đó ba mẹ em có thể đưa em đi chơi bằng xe lăn. Tuy nhiên, em sẽ cần được theo dõi về quá trình phục hồi và tiếp tục uống thuốc chống lao sau khi về Việt Nam.”

Ba mẹ em Đức rất hạnh phúc khi thấy con trai mình lại tươi cười như trước. Trước khi xuất viện, em Đức tự lăn xe đi 1 vòng hành lang và tận hưởng cảm giác tự do sau một thời gian dài nằm trên giường bệnh.

Khi chào tạm biệt chúng tôi, em nói tiếng Anh bằng giọng ngượng ngùng “Thank you very much doctors and nurses for being so good to me. Và đặc biệt cảm ơn các cô chú nhân viên người Việt đã giúp đỡ gia đình cháu trong thời gian ở Singapore.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *