Điều trị đau lưng tại Bệnh viện Raffles Singapore

NHỮNG CƠN ĐAU LƯNG KHỦNG KHIẾP

Đấm bốc, quần vợt và bóng chuyền từng là những môn thể thao yêu thích và niềm đam mê lớn của anh G. K (44 tuổi, Nga). Anh có một cuộc sống rất tích cực, năng động và anh không bao giờ cho phép bản thân có bất kỳ thời gian nào nhàn rỗi.

Anh buồn bã tâm sự: “Trong suốt nhiều năm liền, tôi đã phải chịu đựng cơn đau ở lưng nhưng tôi cứ nghĩ có thể do tôi chơi thể thao nhiều. Tuy nhiên những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên hơn vào đầu năm 2006 kèm theo các cơn đau dai dẳng đến nỗi đi bộ đơn giản cũng là cả một vấn đề. Đối với tôi, điều này thực sự là một cú sốc vì tôi không thể làm những gì mình thích nữa.”

Anh K. quyết định không uống thuốc giảm đau đồng thời không chấp nhận điều trị tại quê nhà vì anh biết rằng cơ sở vật chất y tế không đủ điều kiện để chữa trị cho anh. Anh chia sẻ: “các bác sỹ tại quê nhà hoàn toàn có chuyên môn cao và tay nghề giỏi. Tuy nhiên, chỉ tiếc là phương tiện thiết bị y khoa hỗ trợ không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là cho những ca đại phẫu. Trên thực tế, tôi đã nghĩ đến việc sang Đức hoặc một số nước ở khu vực Châu Âu nhưng tình cờ một người bạn của tôi (Geb) đã từng điều trị tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương với vấn đề tương tự và kết quả rất khả quan và nơi bạn tôi chọn là Singapore. ”

Mặc dù chưa được nghe nhiều đến hệ thống y tế của Singapore nhưng do vị trí địa lý của Singapore gần hơn so với Đức và được bạn bè mách nước, anh K. quyết định thử đi cùng bạn một chuyến tới Singapore.

Lắng nghe ý kiến từ chuyên gia

Vào cuối tháng 4/2007, sau gần một năm chịu đựng cơn đau, anh K cùng bạn tới gặp bác sỹ Wong  – chuyên gia chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Raffles Singapore. Sau khi nghe bác sỹ David Wong tư vấn, anh K. nhận ra rằng bác sỹ không những rất vững về chuyên môn mà còn rất nhiệt tình phân tích cặn kẽ vấn đề của bạn anh và cả phương pháp mà bác sỹ sẽ áp dụng để điều trị bệnh cho bạn của mình.

Anh K. bày tỏ: “tôi rất ấn tượng với tính chuyên nghiệp và sự kiên nhẫn của bác sỹ Wong. Sau khi khám xong cho bạn của tôi, tôi đã ngỏ ý nhờ bác sỹ xem qua trường hợp của mình và ông sẵn sàng đồng ý.”

Những kết quả chụp phim X-quang và cộng hưởng từ cho thấy anh K. bị viêm trượt thoát vị đĩa đệm đốt sống L5-S1 (đốt sống lưng thứ 5 và đốt xương cùng thứ 1) nghĩa là đĩa đệm tại một đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí vốn có của nó.

Bác sỹ David Wong cho biết thêm: “Khi tôi gặp anh K. tại phòng khám, anh ấy đang rất đau. Dựa vào chẩn đoán hình ảnh, tôi đề nghị anh K. nên phẫu thuật cố định cột sống (spinal fusion) giúp anh thoát khỏi cơn đau dai dẳng hiện tại. Đồng thời, tôi cũng khuyên anh ấy nên trị dứt điểm vấn đề để tránh hệ lụy về sau vì anh K. là một người đàn ông khá năng động.

Xác định các vấn đề phát sinh liên quan

Theo bác sỹ Wong, khoảng 20 phần trăm tổng số bệnh nhân phẫu thuật cố định đốt sống sẽ gặp phải những triệu chứng như thoái hóa đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống liền kề trong 10 năm tới.

Bác sỹ Wong nhấn mạnh. “Khi phẫu thuật cố định đốt sống thoát vị, đoạn cột sống định vị sẽ trở nên cứng và thiếu sự uyển chuyển khi chuyển động và gây sức ép lên đốt liền kề. Đốt sống liền kề này sau đó trở thành đốt bù đắp cho sự thiếu hụt chuyển động của đốt đã qua phẫu thuật (hypermobile) và lâu dần sẽ gây ra những biến chứng khác rắc rối hơn.

Triệu chứng “hypermobile” miêu tả tình trạng khi các khớp di chuyển không như bình thường và lâu dần gây mất ổn định. Vì vậy ý định của bác sỹ Wong là vận dụng phương pháp định vị cấy ghép mới để điều trị tình trạng của anh K. cũng như ngăn ngừa triệu chứng đốt thoái hóa liền kề.

Bác sỹ Wong chia sẻ: “trước đây, tôi đã từng phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo ở tầng trên các đốt thoát vị cho một bệnh nhân khác nhưng với trường hợp của anh K. tôi nghĩ không cần cần can thiệp phương pháp này vì cần can thiệp cả phần trước và sau.

Với kỹ thuật tiên tiến hiện nay, phẫu thuật chỉ cần được thực hiện từ phía sau. Dụng cụ cấy ghép thiết kế dùng phần cứng của đinh để cố định các đĩa thoái hóa trong khi phần gắn kết linh hoạt còn lại mở rộng hơn lên trên để bảo vệ các đĩa liền kề.

Bác sỹ David Wong Him Choon giải thích thêm: “Phần cấy ghép linh hoạt cho phép sự chuyển động đạt mức 5, đủ hỗ trợ việc chuyển động bình thường. Ngoài việc ngăn ngừa biến chứng từ “hypermobile”, bệnh nhân cũng không phải chịu nhiều đau đớn và không phải giảm thiểu các hoạt động cá nhân”

Quay lại với anh K.

Ngày thứ 5 sau ca phẫu thuật, anh K. bắt đầu thử cử động lưng và rất ngạc nhiên với những gì anh cảm nhận được. Anh K. bày tỏ: “tôi đã có thể thực hành một số bài tập co duỗi nhẹ. Trước khi phẫu thuật, đi bộ 10 mét thôi tôi cũng cảm thấy như đang bị tra tấn nhưng bây giờ, tôi đã có thể đi bộ 100 mét mà không cảm thấy bất cứ khó chịu nào”. Một năm sau phẫu thuật vào tháng 5 năm 2008, anh K. đã đến bệnh viện lần thứ 2 để tái khám và bác sỹ Wong cho hay tình trạng của anh hoàn toàn tốt đẹp. Từ giờ trở đi anh chỉ cần tái khám mỗi năm một lần.

Anh K. chia sẻ: “tôi rất hài lòng với sự chăm sóc mà tôi nhận được trong thời gian khám chữa bệnh tại Bệnh viện Raffles. Đội ngũ y tá, bác sỹ rất nhiệt tình đạt tiêu chuẩn dịch vụ y tế thế giới mà bất cứ một bệnh nhân nào đều mong muốn. Tôi thật không biết phải bày tỏ lòng biết ơn của mình như thế nào tới bác sỹ Wong. Từ một người phải chịu đựng cơn đau hành hạ mỗi ngày, nay tôi lại được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp thêm lần nữa.”

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *