Điều trị bệnh Bạch Cầu Dòng Tủy Cấp Tính (AML) trong kỷ nguyên thuốc mới – Azacitidine

 

 

Tổng quan về thuốc điều trị bệnh Bạch cầu dòng Tủy Cấp tính (AML) (Acute Myeloid Leukemia)

Điều trị AML bằng hóa trị được chính thức áp dụng từ những năm 1960. Đến thập niên 70, phác đồ Cytarabine kết hợp với Anthracycline (phác đồ 7+3) trở thành phác đồ tiêu chuẩn điều trị AML khi các phác đồ khác hầu như không có hiệu quả.

Trong khi các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hỗ trợ khác tiến bộ nhanh chóng, hiệu quả điều trị AML chỉ được cải thiện không đáng kể trong nhiều thập kỷ.

Năm 2015, Cơ quan Quản lý Thuốc Châu Âu (EMA) (European Medicines Agency) phê duyệt Azacitidine điều trị bệnh nhân AML cao tuổi với >30% tế bào ác tính.

Trong năm 2017-2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) (Food & Drug Administration) phê duyệt một loạt thuốc mới điều trị AML gồm:

  • CPX-351 cho bệnh nhân AML thứ phát: t-AML (do hậu quả từ điều trị bệnh ung thư khác) hoặc bệnh AML-MRC (từ bệnh nguyên phát là Rối loạn Sinh Tủy);
  • Gemtuzumab ozogamicin +/- điều trị giai đoạn Tấn công CD33 dương tính cho bệnh nhân AML;
  • Venetoclax+LDAC/HMA (Venetoclax kết hợp với Cytarabine Liều Thấp hoặc Tác nhân Giảm Methyl) cho bệnh nhân AML cao tuổi hoặc sức khỏe yếu chưa điều trị;
  • Glasdegib+LDAC (Glasdegib kết hợp với Cytarabine Liều Thấp) cho bệnh nhân AML cao tuổi hoặc sức khỏe yếu chưa điều trị;
  • Midostaurin kết hợp với hóa trị Tấn công (Induction)/ Củng cố (Consolidation) cho bệnh nhân mới được chẩn đoán AML có đột biến FLT3;
  • Gilteritinib cho bệnh nhân AML đột biến FLT3 tái phát hoặc kháng trị;
  • Ivosidenib cho bệnh nhân AML đột biến IDH1 tái phát hoặc kháng trị;
  • Enasidenib cho bệnh nhân AML đột biến IDH2 tái phát hoặc kháng trị.

Thuốc Azacitidine

(Nguồn tham khảo: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cancer-in-general/treatment/cancer-drugs/drugs/azacitidine)

Azacitidine, tên thương mại là Vidaza, là thuốc điều trị ung thư cho những bệnh nhân không thích hợp điều trị hóa chất liều cao và điều trị chuẩn bị ghép tế bào gốc cho những bệnh sau đây:

– Bệnh Bạch cầu dòng Hạt Mono Mạn tính (CMML) (Chronic MyeloMonocytic Leukemia);

– Bệnh Bạch cầu dòng Tủy Cấp tính (AML);

– Hội chứng Rối loạn Sinh Tủy (MDS) (MyeloDysplastic Syndrome).

Azacitidine tác động bằng cách bất hoạt một protein (DNA methyltransferase) để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và phân chia, làm giảm tế bào máu bất thường, giúp kiểm soát sự gia tăng tế bào.

Đường dùng

Azacitidine thường được tiêm dưới da ở vị trí bắp tay, chân, mông hay bụng. Bệnh nhân có thể thấy hơi đau tại vị trí tiêm nhưng không kéo dài. Da ở vị trí tiêm cũng có thể bị đỏ, ngứa trong một thời gian ngắn.

Liệu trình điều trị

Bệnh nhân thường dùng Azacitidine cho nhiều chu kỳ điều trị.

Thông thường, một chu kỳ điều trị bao gồm điều trị hàng ngày trong 1 tuần, nghỉ không điều trị trong 3 tuần. Liệu trình điều trị cần ít nhất 6 vòng. Nếu thuốc có tác dụng, bác sỹ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng lâu dài.

Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân dùng hàng ngày trong 5 ngày liên tiếp, nghỉ 2 ngày và lại dùng thuốc 2 ngày tiếp sau của tuần mới.

Xét nghiệm

Trước khi và trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra số lượng tế bào máu và đánh giá mức độ tế bào máu, chức năng gan và chức năng thận.

Tác dụng phụ

Mặc dù Azacitidine thường ít gây tác dụng phụ nhưng bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề trong thời gian điều trị. Mức độ & tần suất của tác dụng phụ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sỹ điều trị nếu:

– Gặp tác dụng phụ nghiêm trọng;

– Triệu chứng của tác dụng phụ không thuyên giảm hoặc nặng lên theo thời gian;

– Có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bao gồm cả sốt trên 37,5oC hoặc nhiệt độ hạ dưới 36oC.

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc Azacitidine

Khoảng 10% bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ sau:

– Viêm phổi;

– Viêm mũi, viêm họng;

– Khó thở;

– Nhiễm trùng do bạch cầu giảm;

– Dễ chảy máu & bầm tím da;

– Chán ăn, sút cân;

– Khó ngủ;

– Đau đầu, chóng mặt;

– Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón);

– Mệt mỏi;

– Đau bụng;

– Da khô, nổi mẫn, gây ngứa;

– Đau cơ, đau khớp;

– Sốt;

– Mệt mỏi;

– Đau tức ngực;

– Sưng tấy, đỏ & đau tại vùng bị nhiễm trùng.

Các tác dụng phụ ít gặp

Khoảng 1-10% bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ dưới đây:

– Tủy xương không sinh máu;

– Mất nước;

– Cảm giác bứt rứt, bồn chồn;

– Choáng ngất;

– Tràn dịch màng tim;

– Ngủ nhiều, mê man;

– Huyết áp dao động (cao hoặc thấp);

– Tràn dịch phổi;

– Khó tiêu;

– Rụng tóc;

– Đau & co thắt cơ;

– Suy giảm chức năng thận.

Các tác dụng phụ hiếm gặp

Gặp phải ở khoảng dưới 1% bệnh nhân gồm:

– Viêm da dị ứng;

– Run rẩy;

– Suy giảm chức năng gan;

– Sốt phát ban;

– Loét da gây đau nhức;

– Viêm nội mạc cơ tim.

Nguồn: Cancer Research UK

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com
 

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *