Bệnh bạch cầu và các loại ung thư máu khác

 

 

1. Tìm hiểu về các dạng bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu được phân loại theo tế bào bạch cầu liên quan – tế bào lympho hoặc tế bào tủy và tình trạng bệnh mạn tính hay cấp tính.

Bệnh bạch cầu lympho làm tủy xương sản sinh quá nhiều tế bào T, tế bào B hay tế bào NK. Mỗi loại tế bào này đều có vai trò riêng đối với hệ miễn dịch trong việc sinh ra các kháng thể hoặc bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

Bệnh bạch cầu tủy làm tăng sinh các tế bào bạch cầu hạt hoặc bạch cầu mono. Bạch cầu hạt, có hình thái dạng hạt như tên gọi,  tiết ra các men enzym  khi vi khuẩn hay nấm xâm nhập cơ thể. Bạch cầu mono sinh trưởng thành các đại thực bào để phá hủy vi khuẩn hay nấm.

Ở bệnh nhân bạch cầu cấp tính, các tế bào ác tính (tế bào blast) phát triển trong các tế bào non và không có chức năng miễn dịch trong cơ thể. Bệnh bạch cầu mạn tính phát triển trong tế bào trưởng thành hơn, có chức năng miễn dịch không tốt lắm. Các tế bào bất thường sinh sản chậm hơn so với ở bệnh cấp tính.

Trong 4 loại bệnh bạch cầu phổ biến ở người trưởng thành, thường gặp nhất là Bạch cầu tủy cấp (AML) và Bạch cầu lympho mạn (CLL). Các bệnh ung thư máu khác bao gồm tăng sinh tủy và tế bào mast hệ thống.

–        Bệnh bạch cầu lympho ác tính (Acute Lymphocytic Leukemia-ALL)

–        Bệnh bạch cầu lympho mạn tính (Chronic Lymphocytic Leukemia-CLL)

–        Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (Acute Myeloid Leukemia-AML)

–        Bệnh bạch cầu tủy mạn tính (Chronic Myeloid Leukemia-CML)

–        Tăng sinh tủy ác tính (Myeloproliferative Neoplasms-MPN).

–        Bệnh tế bào mast hệ thống (Systemic Mastocytosis)
 

2. Triệu chứng bệnh bạch cầu ác tính

Đối với bệnh nhân bạch cầu cấp tính & mạn tính, do tế bào bạch cầu tăng sinh chiếm chỗ đẩy các tế bào bình thường ra khỏi tủy xương gây nên các triệu chứng.

Triệu chứng của bạch cầu cấp tính thường xuất hiện đột ngột, nhiều khi khá giống với triệu chứng cảm cúm. Các triệu chứng này có thể khá nặng ngay khi xuất hiện khiến cho bệnh nhân phải đi khám ngay.

Bệnh nhân có thể bị bạch cầu mạn tính mà không gặp triệu chứng nào trong vài năm. Bạch cầu lympho & bạch cầu tủy mạn tính thường được phát hiện một cách tình cờ khi xét nghiệm, khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh khác thấy bạch cầu tăng cao. Qua thời gian, các tế bào bị bệnh tăng dần và thâm nhiễm tủy xương hoặc các cơ quan nội tạng khác gây nên các triệu chứng.

Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh bạch cầu cấp hoặc mạn tính bao gồm:

–        Thiếu máu

–        Các vết bầm tím trên da

–        Các bệnh nhễm khuẩn

–        Sốt, ra mồ hôi trộm (buổi đêm), sút cân & mệt mỏi.

Các tế bào bạch cầu cũng có thể thâm nhiễm gan, lách, hạch bạch huyết & nội tạng khác đặc biệt là ở bệnh nhân mạn tính, làm các cơ quan này suy giảm chức năng.

Các triệu chứng này cũng có thể gặp ở những bệnh khác. Cần khám bác sỹ khi gặp các triệu chứng này để được chẩn đoán chính xác & điều trị kịp thời.

3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu

Những người thuộc các nhóm dưới đây được cho là có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân bị bệnh bạch cầu không thuộc các nhóm này

–        Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư như: phóng xạ liều cao, hóa chất gốc benzene, chất độc da cam…

–        Hút thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân bạch cầu tủy cấp tính có tiền sử hút thuốc.

–        Tiền sử điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị.

–        Hội chứng rối loạn sinh tủy.

–        Hội chứng gene hiếm như: hội chứng Down, thiếu máu Fanconi, chứng thất điều- giãn mạch và hội chứng Bloom.

–        Tiền sử gia đình. 

4. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch cầu

Bác sỹ Yvonne Loh Su Ming (Chuyên gia Huyết học tại Trung tâm Ung thư Raffles, Bệnh viện Raffles Singapore) cho biết: Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm, thăm khám sau đây để có chẩn đoán chính xác bệnh:

–        Di truyền học tế bào (cytogenetics)

–        Hóa mô miễn dịch (immunohistochemistry)

–        Đếm tế bào dòng chảy (flow cytometry)

–        Di truyền học phân tử (molecular genetic studies)

Để thực hiện các xét nghiệm này, bệnh nhân cần thực hiện các kỹ thuật sau:

–        Lấy máu xét nghiệm

–        Sinh thiết tủy xương

–        Chọc dò tủy sống

5. Điều trị bệnh bạch cầu như thế nào?

Việc điều trị bệnh nhân bạch cầu do bác sỹ chuyên khoa Huyết học đảm nhiệm. Do tính chất phức tạp của bệnh, thông thường nhiều bác sỹ thuộc các chuyên khoa sâu cùng kết hợp nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, các bác sỹ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây.

–        Bạch cầu lympho cấp tính (ALL): hóa trị, điều trị đích, ghép tủy xương.

–        Bạch cầu lympho mạn tính (CLL): chủ yếu là điều trị triệu chứng & làm giảm quá trình tiến triển bệnh.

–        Bạch cầu tủy cấp tính (AML): hóa trị, liệu pháp miễn dịch, ghép tủy xương hoặc tế bào gốc tạo máu.

–     Bạch cầu tủy mãn tính(CML): liệu pháp nhắm trúng đích bao gồm các thuốc như: imatinib, nilotinib, dasatinib…

 

Nguồn: mskcc.org

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com
 

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *