Mục lục
1. Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là ung thư khởi phát trong phổi. Ung thư phổi thường xảy ra nhiều nhất ở các tế bào lót các ống này (phế quản).
Ung thư phổi có hai loại chính là:
+ Ung thư phổi tế bào không nhỏ là loại phổ biến nhất của ung thư phổi.
+ Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 10% của tất cả các trường hợp ung thư phổi.
2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Hơn 90% các trường hợp bệnh ung thư phổi là những người đã và đang hút thuốc lá. Số năm hút thuốc và số thuốc lá hút mỗi ngày càng tăng thì nguy cơ ung thư càng tăng. Hút thuốc lào, xì gà và cần sa cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Vợ hoặc chồng của người hút thuốc có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn nhiều lần so với vợ hoặc chồng của người không hút thuốc.
Những người thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất nhất định tại nơi làm việc như amiăng, khí than, crom, niken, asen, vinyl chloride, và khí mù tạt cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
3. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư phổi
– Chụp X-quang phổi
– Xét nghiệm đờm (để loại trừ khả năng bị bệnh lao phổi)
– Kiểm tra chức năng phổi
– Nội soi phế quản
– Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) vùng ngực
– Thực hiện sinh thiết để lấy mẫu tế bào ung thư làm xét nghiệm
– Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cần chụp PET-CT
4. Phương pháp điều trị ung thư phổi
Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cho ung thư phổi tế bào không nhỏ ở giai đoạn đầu khi kích thước khối u còn nhỏ và chưa xấm lấn.
Xạ trị
Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật nếu nghi ngờ còn sót tế bào ung thư trong mô phổi còn lại có thể dẫn đến ung thư tái phát sau này hoặc các hạch bạch huyết trung thất bị ảnh hưởng bởi khối u. Thời gian xạ trị thường diễn ra trong vòng 4 đến 6 tuần. Lượng chính xác của bức xạ sử dụng phải được quyết định dựa trên cơ sở từng bệnh nhân do bác sĩ chuyên khoa ung thư về xạ trị đưa ra căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khỏe và độ tuổi của người bệnh.
Hóa trị
Hóa trị là đưa một lượng hóa chất vào cơ thể (có thể dùng đường truyền, tiêm hay uống) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Lượng thuốc này sẽ lưu hành trong máu rồi đi đến cơ quan bị ung thư, làm dừng hoặc làm chậm lại sự phân chia nhanh của các tế bào ung thư. Hóa trị thường được kết hợp với phẫu trị, xạ trị cũng có khi được chỉ định đơn lẻ. Hóa trị có thể giúp diệt các tế bào ung thư khi bệnh tái phát, lan tràn trong cơ thể (di căn) hoặc làm khối u thu nhỏ, giúp phẫu trị hay xạ trị được thực hiện dễ dàng hơn hoặc giúp diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu trị hay xạ trị. Hóa trị cũng có thể giúp cho quá trình xạ trị đạt hiệu quả cao hơn.
Điều trị ung thư phổi bằng thuốc nhắm trúng đích (Bấm vào link để biết thêm chi tiết)
Những tiến bộ trong nghiên cứu ung thư những năm gần đây đã đem đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về sinh bệnh học và những bất thường di truyền trong ung thư phổi. Ngày nay, với sự tiến bộ trong kỹ thuật xét nghiệm, khoa bệnh lý có thể kiểm tra khả năng đột biến một số gen để sử dụng những loại thuốc nhắm trúng đích. Các gene đột biến thường làm bệnh ung thư phát triển và di căn nhanh hơn. Thuốc nhắm đích giúp khóa các tế bào gen đột biến, ngăn chặn phát triển và làm co khối u. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra gen đột biết trên từng cá thể ung thư phổi. Với bệnh nhân phát hiện ung thư phổi, sinh thiết tế bào khối u là xét nghiệm cần thiết để kiểm tra gen EGFR và gen ALK. Khoa học chứng minh, với loại khối u gen EGFR có thể điều trị với thuốc Afatinib và các loại thuốc khác hoặc với loại khối u có gen ALK thuốc Crizotinib là loại thuốc nhắm đích được sử dụng khống chế khối u với ít tác dụng phụ.
Bệnh viện Raffles Singapore