Bệnh phổ biến, nguy cơ tàn phế cao
Các khớp vốn luôn phải làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo cho mọi hoạt động của cơ thể. Như một cỗ máy chạy nhiều khó có thể tránh khỏi hao mòn, hư hỏng, khớp sẽ dần thoái hóa theo thời gian. Chính vì vậy mà thoái hóa khớp cũng như các bệnh khớp khác, đang ngày càng trở nên phổ biến với số lượng bệnh nhân không ngừng phình to.
Một thống kê tại Mỹ đã cho thấy, ngay tại đất nước có nền y tế phát triển hàng đầu này, hiện vẫn có hơn 47% dân số trong độ tuổi 25 – 65 tuổi phải đối mặt với các cơn đau khớp. Đánh giá của Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu mới nhất cũng đã khẳng định, thoái hóa khớp háng và khớp gối xếp thứ 11, viêm khớp dạng thấp xếp thứ 42 trong nhóm các nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu…
Lý giải mức độ phổ biến của bệnh khớp, Tiến sĩ bác sĩ Tăng Hà Nam Anh – Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương cho biết: “Ngoài nguyên nhân từ các chấn thương thể thao, vận động hàng ngày không đúng cách, tuổi tác… thì việc chủ quan trong vấn đề bảo vệ và làm chậm quá trình hư sụn cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy tỷ lệ người mắc các bệnh khớp ngày một gia tăng.”
Sụn khớp bị chính cơ thể hủy hoại
Thoái hóa khớp là hệ quả của quá trình hư hại sụn khớp, cụ thể là hư hại các sợi collagen tuýp 2 có trong sụn khớp. Trong cấu tạo khớp, sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giúp giảm chấn động, làm trơn bề mặt khớp và tránh sự cọ xát của hai đầu xương khi cử động.
Theo Tiến sĩ Nam Anh, sụn nhận được dinh dưỡng từ dịch khớp chứ không được nuôi bởi máu. Chính vì vậy mà dù đóng vai trò vô cùng quan trọng, sụn vẫn rất xa lạ đối với các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch trong máu và không được nhìn nhận như một phần của cơ thể.
Khi sụn bị tổn thương, các sợi collagen tuýp 2 bị đứt gãy, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào T-Killer để dọn dẹp các mẩu collagen bị hư này. Trong khi dọn dẹp, T-Killer (tế bào dọn dẹp những thành phần hư hỏng) cũng vô tình tấn công vào các sợ collagen tại sụn khớp trên toàn cơ thể. Chính quá trình này sẽ khiến tốc độ hủy sụn trở nên nhanh gấp bội sau khi đã xảy ra quá trình viêm. “Điều này lý giải vì sao việc chần chừ, lần lữa né tránh điều trị lúc chớm bệnh sẽ khiến việc điều trị về sau càng trở nên khó khăn hơn nữa”, Tiến sĩ Nam Anh khẳng định.
Chăm sóc và bảo vệ sụn khớp hiệu quả
Để chăm sóc và bảo vệ sụn khớp, theo Tiến sĩ Nam Anh, cần duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì gây áp lực lớn lên các khớp xương, có chế độ tập luyện vừa sức, điều độ; Phòng tránh các bệnh liên quan như viêm khớp, tiểu đường, gút. Trong chế độ dinh dưỡng nên hạn chế chất béo, đồ ăn nhanh, bia rượu, nên ăn nhiều bơ, đậu phộng, cá ngừ, cá hồi, cà chua…
Ngoài ra, có thể bổ sung UC-II, loại collagen không biến tính để tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và “bồi đắp” các sợi collagen bị hư hại.
Bởi khi được uống vào cơ thể, 53% UC-II sẽ được hấp thu vào máu, trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp. Phần còn lại sẽ đi đến ruột non để tương tác với cơ quan kiểm dịch của cơ thể là mảng peyer, giúp cơ thể nhận diện collagen như một “người quen” để dừng hoạt động phá hủy.
Chưa kể, khi có hiện tượng viêm xảy ra, dưỡng chất UC-II sẽ kích hoạt sự hoạt động của tế bào T-regulatory (tế bào điều hòa miễn dịch), giúp quá trình viêm ở sụn diễn ra chậm hơn.
Nghiên cứu của tác giả David C. Crowley đăng tải trên Tạp chí International Journal of Medical Science cho thấy, UC-II giúp giảm tình trạng cứng khớp và khó vận động là 33%, giảm tình trạng đau nói chung đến 40%, chỉ trong 90 ngày.
Một nghiên cứu ở người khỏe mạnh đăng trên Tạp chí JISSN (Hiệp hội quốc tế về thể thao và dinh dưỡng) mới đây công bố, bổ sung 40 mg UC-II mỗi ngày trong 4 tháng thì thấy các đối tượng nghiên cứu có độ vận động khớp gối tăng lên rõ rệt so với đối tượng uống giả dược và tăng gấp đôi độ dẻo dai của khớp.
Theo dantri