Bạn hãy hình dung tình huống có ai đó bị hóc nghẹn và cần được hỗ trợ khẩn cấp. Bạn nên làm gì? Xử trí những tình huống khẩn cấp mà không được trang bị kiến thức căn bản về sơ cứu cấp cứu có thể làm cho bạn bị choáng ngợp. Kiến thức về sơ cứu cấp cứu tác động đáng kể đến việc ổn định tình trạng tổn thương, thậm chí cứu mạng trong những tình huống khẩn cấp.
Giờ thì bạn đã hiểu về tầm quan trọng của sơ cứu cấp cứu. Hãy cùng với chuyên gia của Bệnh viện Raffles Singapore tìm hiểu những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đối phó với những tình huống khẩn cấp không lường trước được.
Chăm sóc vết thương
Bất kỳ ai cũng có thể bị những vết thương như xây sát hoặc vết cắt trong mọi tình huống sinh hoạt hàng ngày. Biết cách sơ cứu các vết thương ngoài da có thể tránh cho vết thương khỏi nhiễm trùng.
Điều trị vết xước và vết cắt.
Xây sát, xước da có thể được xử lý dễ dàng bằng cách rửa với nước sạch và xà phòng trước khi bang bó bằng gạc khử trùng.
Vết cắt, đứt là các vết rách với nhiều mức độ khác nhau. Các vết cắt nhỏ có thể được điều trị đơn giản với 3 bước dưới đây:
- Dùng miếng gạc hoặc vải sạch ấn nhẹ vào vết thương
- Khi bớt chảy máu, rửa vết thương dưới vòi nước mát chảy
- Bôi mỡ kháng sinh và băng lại vết thương với gạc sạch.
Vết bỏng
Bỏng thường có nguyên nhân do tiếp xúc với lửa, đồ uống (chất lỏng) nóng hoặc bề mặt nóng. Việc sơ cứu vết bỏng tùy thuộc vào mức độ bỏng.
Cách sơ cứu vết bỏng
Với những vết bỏng nhẹ, thực hiện sơ cứu theo trình tự sau:
- Làm mát chỗ bỏng dưới vòi nước chảy ít nhất 10 phút.
- Gỡ bỏ quần áo bó, phụ kiện quanh ở vết bỏng & xung quanh vết bỏng càng sớm càng tốt trước khi bị sưng hay phồng rộp.
- Không dùng đá hoặc nước đá để làm mát vết bỏng vì đá có thể làm bạn bị bỏng sâu hơn. Không bôi kem đánh răng, bơ hay các loại dầu để tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng..
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng gạc sạch để che vết bỏng.
Bỏng độ 3 – 4 là mức độ nặng, thường xuất hện kèm đám da trắng, nâu hoặc xém đen quanh vết bỏng lớn hơn 10cm. Khi bị bỏng nặng, bệnh nhân cần nhâp viện cấp cứu để tránh các biến chứng nặng có thể gây tử vong.
Ảnh minh họa: Bong gân
Nếu bạn đã từng bị bong gân hay trật khớp ở cổ chân, bạn có thể đã biết đến phương pháp sơ cứu RICE (Rest, Ice, Compression, Elevation). Phương pháp này bao gồm các động tác đơn giản giúp ổn định & phục hồi nhanh các chấn thương đơn giản.
Rest (nghỉ ngơi) – Để vùng chấn thương được nghỉ ngơi
Ice (đá) – Chườm lạnh với đá để giảm đau & sưng nề
Compression (băng ép) – Băng ép vùng tổn thương bằng loại băng co giãn chuyên dụng. Tránh băng quá chặt dẫn đến khó chịu & sưng nề.
Elevation (nâng cao) – Nâng,đặt vùng tổn thương ở vị trí cao hơn tim, để tránh cho máu bị ứ đọng ở vết thương. Nếu nghi ngờ gãy xương, cần kiểm tra xem có chảy máu không và giữ chỗ bị thương cố định trước khi gọi người hỗ trợ để đưa bệnh nhân vào cơ sở cấp cứu gần nhất.
Nghẹn
Đẩy bụng còn gọi là nghiệm pháp Heimlichm là kỹ thuật sơ cứu cứu sống người bị nghẹn trước khi não bị tổn thương sau chỉ vài phút.
Nếu bạn thấy ai đó bị nghẹn & khó thở, khó bước đi hoặc ho, bạn có thể làm nghiệm pháp Heimlich để giúp nạn nhân là người lớn không mang thai theo hướng dẫn dưới đây:
- Đứng thẳng, vòng tay quanh eo nạn nhân.
- Nắm 1 bàn tay thành nắm đấm & dùng tay bên kia bao ra ngoài.
- Dùng nắm đấm ấn vào giữa bụng nạn nhân, ngay phía trên rốn.
- Đẩy nắm đấm, dùng đủ lực để ép dị vật ra khỏi đường thở.
- Lặp lại cho đến khi bệnh nhân ho ra dị vật.
Ảnh minh họa: sơ cứu nghẹn
Nếu nạn nhân bị bất tỉnh hoặc không thấy mạch đập, gọi cấp cứu KHẨN CẤP và tiến hành ép tim hồi sức ngừng tuần hoàn (CPR). Nếu bạn chưa được đào tạo về hồi sức CPR, bạn nên cân nhắc tham gia một khóa học.
Cơn động kinh co giật
Động kinh là hiện tượng não đột ngột không kiểm soát được hoạt động gây nên hành vi hoặc vận động bất thường. Nếu bạn gặp người đang bị động kinh, bước sơ cứu quan trọng nhất là giữ cho nạn nhân được an tĩnh trước khi tiến hành quy trình cấp cứu dưới đây:
- Dọn dẹp vật dụng có khả năng gây hại. Kê đầu bệnh nhân lên gối mềm.
- Nới lỏng quần áo chật quanh cổ nạn nhân. Không giữ nạn nhân, không để nạn nhân đưa bất kể vật gì vào miệng.
- Ở cạnh nạn nhân cho đến khi tỉnh hoàn toàn. Gọi cấp cứu nến thấy nạn nhân bị thương, khó thở hoặc cơ co giật kéo dài hơn 5 phút.
Sơ cứu là kỹ năng quan trọng & có thể có tác dụng trong nhiều tình huống khẩn cấp. Cho dù là vết thương ngoài da hay những tình huống đe dọa tính mạng, việc hiểu biết kỹ năng cấp cứu thông thường cho phép bạn hỗ trợ nạn nhân kịp thời & nhiều khi có thể cứu sống nạn nhân.