Ung thư dạ dày và cách điều trị

 

 

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày cũng như lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Ung thư dạ dày mỗi năm có đến 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới. Bạn đừng bỏ qua khi bị các triệu chứng như ợ hơi liên tục, đau hoặc thấy khó chịu ở phần bụng trên, hoặc chướng bụng chỉ sau bữa ăn nhẹ. Những triệu chứng này có thể do kém tiêu hóa, nguy hiểm hơn, đó là triệu chứng của ung thư dạ dày.

Điều đáng mừng là ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có thể hoàn toàn chữa khỏi. Tỉ lệ chữa thành công là 80%. Nhưng khi ở giai doạn muộn, tỉ lệ thành công giảm xuống, chỉ còn 10%. “Bệnh nhân đau dạ dày mãn tính, hoặc trải qua phẫu thật do bị loét dạ dày, hoặc trong gia đình có người thân mắc bệnh dạ dày, sẽ có khả năng bị ung thư dạ dày cao hơn. Đối với bệnh nhân bị thiếu máu nghiêm trọng hoặc bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP), cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơnBác sỹ Terence Tan Aik Huang, Bác sĩ Chuyên Khoa Ung Thư Bệnh Viện Raffles Singapore cho biết.

Nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp này, bạn cần làm nội soi dạ dày, vì ung thu dạ dày khi ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng.

Các loại ung thư dạ dày

Có nhiều loại ung thư dạ dày. Khoảng 95% ung thư dạ dày thuộc loại tế bào adenocarcinomas. Adenocarcinomas là loại tế bào sản sinh ra chất nhầy nằm ở thành bụng. Chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi chất a xít trong hệ tiêu hóa.

Một số loại ung thư dạ dày hiếm gặp:

• Tế bào hạch ở thành bụng (ung thư hạch)
• Tế bào sản sinh ra hóc nôn (ung thu carcinoid)
• Tế bào hệ thần kinh (ung thư đường tiêu hóa)

Chẩn đoán ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày được chẩn đoán qua:

• Khám thực thể nhận ra khối u hoặc những triệu chứng khác thường
• Chụp cắt lớp CT
• Chụp X-quang cuống họng và dạ dày có cản quang
• Nọi soi dạ dày (để kiểm tra khối u bất thường)
• Sinh thiết (lấy một phần tế bào nhỏ để phân tích)

Cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

Các yếu tố như giai đoạn ung thư dạ dày (khối u chưa lan tỏa hoặc đã lan tỏa đến các bộ phận khác trên cơ thể), tuổi bệnh nhân, sức khỏe sẽ quyết đinh đến sự thành công của việc điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách tốt nhất trong việc điều trị bệnh ung thư dạ dày.
Bác sĩ phẫu thuật có thể phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày trường hợp ung thư nằm ở giữa dạ dày. Trường hợp ung thư nằm ở phần dưới của dạ dày, thì chỉ cần cắt bỏ một phần dạ dày. Các hạch sẽ cần được loại bỏ. Đôi khi lá lách cũng cần được cắt bỏ.

Bệnh nhân bị một phần dạ dày chớm ung thư hoặc ở giai đoạn ung thư sớm có thể được phẫu thuật theo phương pháp nội soi EMR hoặc ESD. Phương pháp này sẽ dùng dụng cụ nội soi có gắn camera và lưỡi dao đặc biệt để loại bỏ khối u.

Hóa trị

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân hóa trị trước khi phẫu thuật để làm nhỏ khối u, cũng như nhằm để loại bỏ các tế bào ung thư còn xót lại sau khi phẩu thuật để tăng khả năng tỉ lệ điều trị thành công.

Nghiên cứu gần đây tại Duke-NUS cho thấy có 3 loại ung thư dạ dày, trong đó adenocarcinomas là loại thông thường nhất. Mỗi loại có các gen khác nhau và phản ứng với cách điều trị khác nhau.

Công bố tại ngành Tiêu Hóa, nghiên cứu này cho thấy loại tế bào trao đổi chất là loại nhạy nhất đối với 5-FU, là loại thuốc thường dùng để trị ung thư dạ dày.

Loại tế bào tăng trưởng sẽ ít hiệu ứng khi dùng thuốc 5-FU. Trong khi đó loại tế bào trung mô sẽ nhạy bén hơn đối với loại thuốc PI3K-AKT-mTOR.

Xạ trị

Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị xạ trị để làm nhỏ khối u ở ung thư đã ở giai đoạn muộn hoặc để ngăn chặn tế bào ung thư dạ dày quay trở lại sau khi phẫu thuật.
Thử nghiệm lâm sàng

Thử nghiệm lâm sàng giúp bệnh nhân tiếp cận với các loại thuốc mới nhất. Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bạn nếu bạn phù hợp với thuốc thử nghiệm.

Những điều cần tránh mắc bệnh ung thư dạ dày

• Chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều rau và trái cây
• Tránh ăn mặn và thức ăn muối như cá muối, thị muối
• Tránh ăn nhiều thị xông khói, thị bảo quản, thị ướp muối như thị xuông khói, giăm bông, thịt nướng
• Giảm cân nếu bạn bị quá cân (Người Châu Á nên đạt chỉ số BMI trong khoảng 18.5 đến 22.9)
• Bỏ thuốc lá

Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:       167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087

Di động:      +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)

Email:          hcm@rafflesmedical.com
 

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:         51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)

Điện thoại:   +84-24 3676 2222

Di động:       +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)

Email:            hanoi@rafflesmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *