Trong bài viết cuối cùng của loạt ba phần về Sức Khỏe Tim Mạch, chúng ta sẽ tìm hiểu cách bạn có thể quản lý tình trạng tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
Tăng huyết áp xảy ra khi các mạch máu bị co hẹp. Tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu khắp cơ thể, điều này làm tăng áp lực lên thành mạch. Kết quả là huyết áp tăng cao liên tục, đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng sức khỏe liên quan.
Những thay đổi trong lối sống và việc sử dụng thuốc có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ các biến chứng sức khỏe liên quan. Nếu bạn được chẩn đoán bị tăng huyết áp hoặc có nguy cơ phát triển tăng huyết áp, dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để quản lý tình trạng và giảm thiểu rủi ro.
- Giảm ăn mặn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm lượng natri clorua (muối) tiêu thụ hàng ngày có thể giúp hạ huyết áp. Các nguồn cung cấp natri chính trong chế độ ăn uống của chúng ta đến từ các loại thực phẩm sau:
- Súp, sốt và nước sốt: Natri thường được thêm vào súp, sốt và nước sốt để tạo hương vị và bảo quản, điều này có thể đóng góp đáng kể vào lượng natri tiêu thụ hàng ngày.
- Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn: Natri được thêm vào thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như một chất bảo quản, tăng cường hương vị và chất ổn định. Lượng natri này giúp kéo dài thời gian sử dụng và cải thiện hương vị, nhưng có thể làm tăng đáng kể lượng natri hàng ngày của bạn.
Đối với một người khỏe mạnh, khuyến cáo nên giới hạn lượng tiêu thụ natri dưới 2.300mg mỗi ngày, tương đương với 1 đến 1,5 muỗng cà phê muối. Những người có tình trạng y tế như tăng huyết áp có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn ít natri.
Dưới đây là một số cách để giảm lượng natri trong chế độ ăn của bạn:
- Đọc nhãn thực phẩm để kiểm tra khẩu phần ăn và hàm lượng natri trên thực phẩm đóng hộp, đóng chai và đông lạnh trước khi mua.
- Khi ăn ngoài:
- Yêu cầu để riêng nước sốt hoặc nước chấm.
- Ăn ít nước sốt, và canh súp hơn
- Hạn chế đồ uống có cồn
Không tiêu thụ nhiều hơn một đơn vị đồ uống tiêu chuẩn đối với phụ nữ và hai đơn vị đối với nam giới mỗi ngày.
Đơn vị đồ uống tiêu chuẩn = ⅔ lon bia (200ml), một ly rượu vang nhỏ (100ml), hoặc một ly rượu mạnh (30ml)
- Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên có thể giảm huyết áp và cải thiện lượng mỡ trong máu ngay cả khi bạn không giảm cân.
- Trẻ em và thanh thiếu niên (7 đến 18 tuổi): Ít nhất 60 phút hoạt động thể chất từ cường độ vừa phải đến cường độ cao mỗi ngày.
- Người lớn: 150 đến 300 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải mỗi tuần.
Ảnh minh họa
- Không hút thuốc hoặc cai thuốc
Theo các nghiên cứu, các loại thuốc lá, xì gà được cho là có liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp. Do đó, những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn
1.Giảm cân
Càng nặng cân, cơ thể càng cần nhiều máu hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các bộ phận, do đó làm tăng áp lực lên thành mạch. Khuyến cáo nên duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh từ 18,5 đến 22,9 kg/m².
2. Quản lý stress
Mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến các thói quen sống không lành mạnh, góp phần gây ra tăng huyết áp, chẳng hạn như tiêu thụ rượu quá mức, hút thuốc, lười vận động, và chế độ ăn uống kém với nhiều muối, đường, và chất béo.
Bạn có thể quản lý căng thẳng bằng các cách sau:
- Thực hành thiền, hít thở sâu, hoặc massage.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Nếu tôi vẫn bị cao huyết áp sau khi đã thực hiện tất cả các bước thì sao?
Nếu bạn vẫn bị cao huyết áp mặc dù đã thực hiện các thay đổi trong lối sống, bạn có thể cần phải dùng thuốc để giảm huyết áp.Bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lưạ chọn điều trị.
Nguồn: Bệnh viện Raffles, Singapore