Chị N đến từ thành phố Quy Nhơn. Từ bé chị phải mang gánh vác nặng nên từ năm 16 tuổi chị đã luôn phải chịu đựng các cơn đau nhức nơi thắt lưng và cột sống. Sau một thời gian tập vật lý trị liệu và uống thuốc giảm đau, cơn đau chỉ bớt tạm thời ngay thời gian dùng thuốc nhưng lại ngày càng nghiêm trọng và kéo dài hơn, làm ảnh hưởng ít nhiều đến công việc và cuộc sống của chị.
Được bạn bè giới thiệu về Bệnh viện Raffles ở Singapore, chị tìm hiểu thông tin và quyết định đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên môn để tìm ra giải pháp điều trị thích hợp. Đến Văn phòng Đại diện của Bệnh viện Raffles tại Việt Nam, chị được tư vấn khám với bác sĩ David Wong – chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình về cột sống tại Bệnh viện Raffles.
Sau khi chụp X-quang và MRI cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Raffles, bác sĩ David Wong khuyên chị chưa cần phải phẫu thuật mà chỉ cần xử lý giảm các cơn đau. Phương pháp được bác sĩ đưa ra là can thiệp bằng phương pháp đốt sóng cao tần. Và chị được bác sĩ David Wong chuyển tiếp qua điều trị với bác sĩ Ho Kok Yuen – chuyên gia giảm đau hàng đầu tại Trung tâm xử lý đau, Bệnh viện Raffles.
Bác sĩ Ho Kok Yuen thăm khám và cho chị biết, tại vị trí L3-L5 cột sống thắt lưng của chị vừa bị viêm khớp, vừa bị thoái hóa đĩa đệm. Vậy nên, bác sĩ Ho đề nghị chị xử lý bằng phương pháp đốt sóng cao tần ở phần dây thần kinh gây đau, đồng thời tiêm kháng viêm vào phần khớp bị thoái hóa. Với phương pháp này sẽ giúp chị hết đau trong vòng hơn 2 năm. Trường hợp nếu cơn đau trở lại, chị N sẽ cần chụp lại phim X-ray và MRI để bác sĩ xem xét kết quả thay đổi sau khi thực hiện phương pháp đốt sóng cao tần rồi mới quyết định hướng điều trị tiếp theo. Có thể chị sẽ cần tiếp tục đốt sóng cao tần, hoặc can thiệp bằng phẫu thuật mổ hở để xử lý phần đĩa đệm và phần khớp bị viêm.
Đốt sóng cao tần là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất cho những trường hợp bệnh nhân bị cơn đau lưng kéo dài dai dẳng trước đó nhưng chưa nghiêm trọng đến mức phải can thiệp bằng phẫu thuật. Phương pháp này với thời gian điều trị nhanh, bệnh nhân sẽ không phải bị đau đớn và chi phí điều trị thấp. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho những bệnh nhân sợ phải trải qua ca phẫu thuật cột sống với những đau đớn kéo dài.
Phương pháp đốt sóng cao tần (Radiofrequency ablation or RFA)
Phương pháp đốt sóng cao tần (Radiofrequency ablation or RFA) là phương pháp giảm đau cột sống và đau dây thần kinh rất phổ biến, áp dụng theo nguyên lý xâm lấn tối thiểu, có nghĩa là dùng sóng cao tần để làm cho các dây thần kinh bị đau tạm ngưng hoạt động để không gây ra các cơn đau.
Thời gian thực hiện phương pháp đốt sóng cao tần kéo dài trong ngày và sẽ không gây đau đớn sau đó. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê tại chỗ. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim, dưới sự trợ giúp của máy Fluoroscopy, một loại máy X-quang nhằm tiêm thuốc gây tê tại chỗ vào dây thần kinh bị đau. Đồng thời thực hiện các sóng cao tần khiến dây thần kinh gây đau tạm thời ngưng hoạt động.
Bác sĩ Ho Kok Yuen thực hiện điều trị cho chị N chỉ trong thời gian 1:30 phút. Chị có thể ra về ngay trong ngày chỉ với liều thuốc giảm đau và băng dán nhỏ nơi vết thương. Để an tâm hơn và có thời gian nghỉ ngơi hồi phục vết thương, chị N quyết định ở lại Singapore thêm 2 ngày sau rồi mới bay về nước.
Trước khi về nước, chị N đến bệnh viện Raffles để tạm biệt các nhân viên người Việt Nam đang làm việc tại phòng Hỗ trợ Bệnh nhân Quốc tế của Bệnh viện Raffles đã tận tình chăm sóc và hỗ trợ chị phiên dịch khi giao tiếp với bác sĩ, chị N vui vẻ chia sẻ:
“Tôi rất vui khi thấy cơn đau của mình đã giảm đi đến 70% sau khi dùng phương pháp đốt sóng cao tần và được tiêm thuốc kháng viêm. Bác sĩ Ho Kok Yuen có chuyên môn rất giỏi, thăm khám và tư vấn cho tôi rất tận tình. Tôi và gia đình rất biết ơn bác sĩ khi đã giúp tôi tìm ra phương pháp điều trị được những con đau lưng đã đeo bám và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi trong suốt mấy năm qua. Tôi cũng vô cùng cám ơn đội ngũ y tá chu đáo và các nhân viên hỗ trợ bệnh nhân Việt Nam có chuyên môn cao và rất nhiệt tình tại Bệnh viện Raffles. Sự chăm sóc, phiên dịch và giúp đỡ tận tình của các bạn đã giúp tôi phần nào giảm bớt cảm giác lo lắng và sợ sệt khi đi chữa bệnh nơi xa nhà và những mặc cảm trong trở ngại về ngôn ngữ.”