Viêm khớp háng là một tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người trên toàn thế giới. Nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là viêm xương khớp hoặc “viêm rách khớp”.
Nguyên nhân khác ít gặp hơn bao gồm viêm khớp (ví dụ như “bệnh thấp khớp”) và viêm khớp hậu chấn thương. Ở châu Á, viêm xương khớp từ hoại tử vô mạch chỏm xương đùi từ việc sử dụng nhiều thuốc khám viêm steroid cũng tương đối phổ biến.
Hình 1: Viêm khớp hông trái thứ hoại tử vô mạch chỏm xương đùi
Khớp háng bị hỏng do viêm khớp dẫn đến đau, cứng và biến dạng. Hoạt động thông thường như đi bộ và leo cầu thang sẽ trở nên khó khăn. Khớp bị ảnh hưởng có thể cứng và bệnh nhân sẽ khó có thể tự đi giày hoặc cắt móng chân.
Thay toàn bộ khớp được xem như là một trong những lựa chọn tối ưu trong điều trị viêm khớp háng. Phương pháp điều trị ban đầu thường bao gồm thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu, giảm cân hoặc dùng gậy hỗ trợ di chuyển trong các họat động thường nhật.
Hình 2: Viêm khớp háng trái trước phẫu thuật và sau phẫu thuật thay khớp háng
Những bệnh nhân nào có thể thích hợp trong phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng:
- Đau khớp háng dai dẳng liên tục hoặc vào ban đêm
- Đau khớp háng trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ hoặc leo cầu thang
- Đau khớp háng trong các hoạt động khác chẳng hạn như mua sắm, đi du lịch, tập thể dục
- Thất bại của phương pháp điều trị khác trước đó
Thay toàn bộ khớp háng bao gồm thay thế phần khớp háng bị hỏng (xương và sụn) bằng khớp nhân tạo, những thành phần trong khớp nhân tạo bao gồm:
- Thành phần xương đùi: chỏm xương đùi bị hư hỏng được loại bỏ và thay thế bằng một cây kim loại. Các thân cây được đặt bên trong phần rỗng của xương đùi. Mô cấy có thể được bảo đảm bằng xi măng hoặc thông qua kỹ thuật “đo đạc phù hợp”. Kỹ thuật đo đạc phù hợp cho phép tích hợp xương với khớp nhân tạo.
- Chỏm kim loại hoặc chỏm gốm được đặt ở phần trên của thân. Chỏm bóng thay chỏm xương đùi bị hư hỏng.
- Ổ cối cũng bị loại bỏ và thay thế bằng một ổ cối kim loại. Đinh vít, xi măng hoặc các kỹ thuật “đo đạc phù hợp” được sử dụng hoặc kết hợp để đảm bảo các ổ cối kim loại thích ứng với phần xương tự nhiên.
- Một lớp nhựa hoặc gốm lót được chèn vào giữa đầu và tách ổ cối cho một bề mặt trơn trượt.
Hình 3: Các bộ phận của khớp háng nhân tạo
Thay toàn bộ khớp háng được thực hiện bởi bác sĩ Lee Eu Jin – chuyên gia chỉnh hình tại bệnh viện Raffles Singapore. Loại phẫu thuật này mang đến tỉ lệ thành công tốt đẹp cho hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh lý khớp háng. Rất nhiều bệnh nhân lo lắng sẽ để lại sẹo mất thẫm mỹ hậu phẫu và quá trình phục hồi hậu phẫu dài và đau hơn. Tuy nhiên, với trang thiết bị tiên tiến kết hợp với kỹ thuật “đo đạc” giúp khớp háng nhân tạo khớp với từng cấu trúc khớp háng của từng bệnh nhân. Phim X-quang sẽ được sử dụng trong việc chụp để xác định trước khi phẫu thuật cũng như phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với vết mổ ngắn hơn và kỹ thuật mổ dưới sự chỉ dẫn của máy vi tính được kết hợp nhằm mang lại kết quả phẫu thuật cao nhất cho bệnh nhân như chống mất máu trong quá trình phẫu thuật, giảm đau hậu phẫu và phục hồi nhanh hơn.
Hình 4: Kế hoạch tiền phẫu thuật cho bệnh nhân thay khớp háng
Vật liệu tiên tiến giúp lớp lót polyethylene liên kết cao trên các bề mặt khớp nối đồng bằng gốm cũng thường xuyên được sử dụng trong thay khớp háng. Vitamin E tích hợp trong lớp lót polyethylene đã được đưa vào trong khớp gối nhân tạo làm tang độ nhậy. Việc sử dụng kết hợp các vật liệu tiên tiến thay thế khớp háng giúp cải thiện tuổi thọ của khớp nhân tạo. Có đến 80% khớp háng nhân tạo có thể kéo dài 20 năm.
Bệnh nhân trải qua phẫu thuật thay khớp háng sẽ ở lại bệnh viện trong khoảng 5 đến 7 ngày. Bệnh nhân sẽ được bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng ngay trong ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, bao gồm cả đi bộ. Hầu hết bệnh nhân sẽ có thể đi bộ độc lập khoảng 2 đến 3 tháng và sẽ có thể lái xe sau từ 6 tuần đến 3 tháng. Bệnh viện Raffles có một đội ngũ nhân viên khoa phục hồi chức năng giúp hướng dẫn bệnh nhân về cách chăm sóc cho khớp háng nhân tạo để đảm bảo chức năng tối ưu và độ bền của khớp.