Sự Vượt Trội của Phương Pháp Nẹp Cột Sống (TLIF) trong điều trị chấn thương chỉnh hình
Cột sống là một bộ phận quan trọng của cơ thể, chịu trọng lượng và điều khiển các cử động của cơ thể. Khi cột sống bị chấn thương và chức năng kém, hậu quả là cơ thể đau nhức và cử động khó khăn.
Nguyên nhân gây chấn thương cột sống
Có một số nguyên nhân dẫn đến chấn thương cột sống như:
– Rối loạn cơ học: Do thoát vị đĩa đệm hoặc dây chằng, khớp bị tổn thương và không hoạt động ổn định.
– Rối loạn phát triển: Do những bất thường trong cấu tạo và phát triển của bộ xương.
– Chấn thương: Chấn thương cột sống là các tổn thương trên xương, mô mềm và/hoặc cấu trúc dây thần kinh.
Chữa trị chấn thương chỉnh hình cột sống
Có nhiều phương pháp phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cột sống, bác sỹ chuyên khoa sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Tại Singapore, phương pháp nẹp cột sống TLIF đã được thực hiện từ năm 2000 và trở thành phương pháp nẹp cột sống phổ biến được áp dụng điều trị cho một số trường hợp chấn thương chỉnh hình cột sống.
Phương Pháp Nẹp Cột Sống TLIF (TRANSFORAMINAL LUMBAR INTERBODY FUSION) được áp dụng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình như thế nào?
Phương pháp TLIF được thực hiện ở sau lưng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ dùng ốc vít và thanh kim loại gắn ở mặt sau của đốt sống. Một phần đệm hình cũi được đưa vào phần đĩa đệm từ mặt kia của cột sống. Xương được ghép vào khoảng trống này và gắn chặt dọc phía sau của đốt sống. Phần xương ghép được liền sẽ gắn chặt phần đốt sống phía trên và phía dưới, tạo nên đốt xương dài.
Bác sỹ Wong cho biết: “Với phương pháp nẹp cột sống truyền thống (PLIF) thì tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật từ 60 – 70% nhưng với phương pháp phẫu thuật nẹp cột sống mới TLIF thì tỷ lệ thành công khoảng 95%. Phương pháp mới này chỉ cần xử lý bên gây đau. Chỉ cần lấy ra một phần xương, mà không cần động đến dây thần kinh, do vậy giảm thiểu được khả năng tổn thương dây thần kinh cột sống”
Điều trị chấn thương chỉnh hình cột sống ở đâu?
Cách đây 15 năm, anh L.M.T bị tai nạn trượt chân ngã. Ngay sau đó, anh T thỉnh thoảng có những cơn đau nhức lưng lan tỏa toàn thân. Anh T phải sống trong cảnh đau đớn, toàn thân bị lệch sang một bên từ năm 2011, và thường xuyên phải chịu đựng cơn đau tê tái. Mặc dù được gia đình và người thân hỗ trợ, chăm sóc, nhưng anh T thường phải vật vã hàng tiếng đồng hồ mới có thể ngồi dậy khỏi giường. Anh đau buồn, chẳng thiết sống nữa.
Anh T đến Bệnh viện Raffles Singapore gặp bác sỹ David Wong – chuyên gia chấn thương chỉnh hình qua một người bạn giới thiệu. Hơn nửa số bệnh nhân thăm khám với bác sỹ Wong đến từ các quốc gia trên thế giới. Và bệnh viện Raffles, nơi được nhiều bệnh nhân đánh giá là một trong những bệnh viện tốt nhất tại Singapore và Châu Á.
Đối với trường hợp của anh T, bác sỹ Wong cho biết, anh bị xẹp đĩa đệm, lồi về bên trái, đè lên dây chằng trái và dây thần kinh. Các khớp xương cũng bị lão hóa, quá trình cọ sát gây đau đớn. Cả đĩa đệm và các khớp xương của anh T bị tổn thương nặng vì anh bị lão hóa một thời gian khá dài. Với tình trạng này phương pháp nẹp cột sống là phương pháp duy nhất có thể giúp anh cải thiện bệnh tình.
Thay vì dùng phương pháp nẹp cột sống truyền thống PLIF (Pposterior Lumbar Interbody Fusion), bác sỹ Wong áp dụng phương pháp nẹp cột sống tiên tiến TLIF (Transforaminal Lumbar Interbody Fusion) để phẫu thuật cho anh T. Tại bệnh viện Raffles, Bác sỹ David Wong đã phẫu thuật hơn 200 ca TLIF với tỉ lệ thành công hơn 95%.
Anh T chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với tác phong làm việc của bác sỹ Wong từ việc thăm khám, chỉ định các xét nghiệm và giải thích cặn kẽ những khúc mắc giúp tôi hiểu rõ tình hình sức khỏe của bản thân. Trong suốt quá trình thăm khám, đội ngũ nhân viện y tá và nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ luôn chăm sóc tôi tận tình mang đến cho tôi cảm giác gần gũi, an tâm như ở nhà.”
Sau khi phẫu thuật 3 ngày, anh bắt đầu tập luyện với chuyên viên vật lý trị liệu và xuất viện không lâu sau đó. Giờ đây, anh không phải chịu đựng cơn đau quằn quại. Anh phấn khởi: “tôi đã chịu đựng suốt 15 năm qua, bây giờ tôi cảm nhận mọi cử động của mình thật thoải mái, không còn là ác mộng như ngày xưa nữa. Rất kỳ diệu!”