Nhóm máu nói gì về nguy cơ bệnh tật của bạn

Sự tiến hóa đã chia con người thành 4 nhóm máu: A, B, AB và O. Các nhóm máu không chỉ liên quan đến nguy cơ phát bệnh ung thư mà còn liên quan đến kết quả điều trị và tỷ lệ tái phát sau khi hồi phục. Ở nam giới máu O có tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật ung thư thấp; còn người có nhóm máu A thường mắc các bệnh ung thư dạ dày, lưỡi, thực quản, bướu thịt…

Sự khác nhau giữa các nhóm máu chính là các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và các kháng thể trong huyết tương. Mỗi nhóm máu sẽ phát triển các “hàng rào” bảo vệ khác nhau để chống lại bệnh nguy hiểm chết người và cũng có những điểm yếu riêng.

Theo Health Sina, đặc điểm nhóm máu có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Các nghiên cứu sinh đến từ Đại học Y khoa Tokyo Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện, nhóm máu của nam giới ảnh hưởng đến tỷ lệ phát bệnh ung thư và tái phát sau điều trị. Nghiên cứu được tiến hành trên 555 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt từ năm 2004 đến 2010 cho thấy quý ông nhóm máu O sau khi phẫu thuật có tỷ lệ tái phát rất thấp. Ngược lại, nam giới nhóm máu A tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cao nhất, lên đến 35%.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhóm máu được quy định bởi lượng kháng nguyên và kháng thể, chúng giống như một hàng rào tự nhiên chống lại sự xâm lược của các vật chất ngoại lai. Vậy nên, nhóm máu không chỉ liên quan đến nguy cơ phát bệnh ung thư tuyến tiền liệt, mà còn liên quan đến kết quả điều trị và tỷ lệ tái phát sau khi hồi phục. Căn cứ vào nhóm máu khác nhau của bệnh nhân, bác sĩ đưa ra hướng chữa trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu còn đưa ra một số kết luận sau:

Nhóm máu A: Sức chịu đựng cao nhưng dễ bị nhồi máu não

Người nhóm máu A thường có cơ thể linh hoạt, sức bền cao, thường ít bị bệnh nhưng có nguy cơ cao bị nhồi máu não. Nhóm A thường nhạy cảm nhiễm trùng cao và sự gia tăng về độ nhớt (độ quánh) của máu, mà độ nhớt máu tăng cao là yếu tố quan trọng gây ra nhồi máu não. Bệnh nhân bị đau nửa đầu thuộc nhóm A luôn có độ nhớt máu cao hơn các nhóm máu khác. 

Ngoài ra, người nhóm A thường dễ bị trúng gió, ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.

Theo thống kê lâm sàng cho thấy 1/3 trong số những người mắc bệnh ung thư có nhóm máu A, nhiều nhất là ung thư dạ dày, lưỡi, thực quản, và bướu thịt. Do đó những người có nhóm máu A khi thấy đau vùng thượng vị, giảm cân, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu và các triệu chứng khác như viêm dạ dày, teo dạ dày, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhóm máu B: Khỏe mạnh hơn các nhóm khác nhưng dễ bị bệnh kết hạch

Người máu B thường linh hoạt dẻo dai, sức sáng tạo cao, và có tham vọng. Về phương diện bệnh tật, nhóm B có tỷ lệ bị sâu răng, kết hạch, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư máu cao hơn các nhóm máu khác.

So với mặt bằng chung, người thuộc nhóm máu B có tỷ lệ thải ghép tạng cao hơn 2 lần, tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tật là 28%, gấp 2 lần so với nhóm máu A, và 4 lần so với nhóm máu O.

Nhóm máu AB: Phản ứng linh hoạt nhưng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt khá cao

Người thuộc nhóm máu AB có tính cách tương đối bình tĩnh, phản ứng thần kinh nhanh nhẹn. Tỉ lệ thống kê cho thấy người nhóm này có nguy cơ cao gấp 3 lần so với các nhóm khác về bệnh tâm thần phân liệt và có khuynh hướng di truyền. Ở những người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhóm AB cũng chiếm đa số. Nhóm AB cũng có tỷ lệ bệnh ung thư, kết hạch, thiếu máu khi có thai thấp hơn nhiều so với các nhóm máu khác. Người nhóm máu này có tỷ lệ bị ung thư và đột quỵ thấp nhưng lại dễ mắc bệnh động mạch vành, tỷ lệ nhồi máu cơ tim khá cao. Phụ nữ nhóm AB dễ bị ung thư cổ tử cung. 

Nhóm máu O: Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhưng dễ bị đột quỵ

Người nhóm máu O có sức sống mạnh mẽ, quá trình trao đổi chất diễn ra rất mạnh. Họ thường thích hoạt động mạnh và dễ dẫn đến kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyên người thuộc nhóm này nên điềm tĩnh và kiềm chế, không nên làm việc quá sức mà phải chú trọng nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời phải học cách kiểm soát cảm xúc vì có nguy cơ bị đột quỵ cao.

Dinh dưỡng phù hợp với từng nhóm máu

Nhóm máu A có nguồn gốc từ chế độ nông nghiệp, khoảng 25.000 năm trước, khi chế độ ăn uống của con người lúc bấy giờ chú trọng đến rau và các thực vật khác, từ đó các kháng nguyên và kháng thể dần tích lũy trong máu để tạo thành nhóm máu A. Đây được mệnh danh là nhóm máu có tình yêu với thực vật.

Vậy nên người thuộc nhóm A nên ăn các loại thực phẩm chay sẽ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, nhờ đó sẽ tăng cường được sự trao đổi chất và cải thiện hệ thống miễn dịch. Các chất dinh dưỡng trong rau quả có thể tăng cường sức đề kháng của người nhóm máu A, bảo vệ họ khỏi bệnh tật và virus.

Ngược lại, nhóm máu O là những người hay ăn thịt, có hệ tiêu hóa mạnh mẽ. Giống như những người thợ săn thời nguyên thủy thường vận động mạnh, người máu O hấp thu thịt tốt nhưng hấp thu sữa và ngũ cốc kém hơn.

Nhờ hệ tiêu hóa mạnh mẽ, người máu B có thể hấp thu tốt cả thịt, sữa và ngũ cốc. 

Nhóm máu AB mang một số đặc điểm của nhóm máu A (ít tiết acid) và cả nhóm máu B (thừa hưởng khả năng thích nghi với thịt) nên họ có thể ăn các loại thịt như thịt cừu, thỏ, gà tây. Đậu phụ và hải sản (hợp với nhóm A), yaourt và trứng (hợp với nhóm B) cũng là những nguồn đạm được nhóm AB chuyển hóa tốt. Tuy nhiên, họ lại khó tiêu hóa thịt bò và thịt gà thường.

Và cuối cùng, người nhóm máu O thường gặp rắc rối khi phải tiêu hóa các loại thực phẩm chứa lectin, sẽ dẫn tới phản ứng kết dính rất có hại trong cơ thể. Vì vậy nhóm này nên hạn chế các loại thực phẩm như lúa mì, đậu hạt, cà chua, một số loại rau họ cải (như cải bắp, súp lơ, cải mù tạc) và các sản phẩm từ sữa.

                                                                                                                                                                                                                Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *