Khớp gối là một trong những khớp chịu lực nhiều nhất trên cơ thể và dễ bị thoái hóa theo thời gian, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc những người có tiền sử chấn thương, viêm khớp. Khi các biện pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả, nhiều người được bác sĩ chỉ định thay khớp gối để phục hồi chức năng vận động. Vậy khi nào phải thay khớp gối? Đâu là những dấu hiệu cảnh báo bạn không nên bỏ qua? Hãy cùng Raffles Hospital tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Thay khớp gối là gì?
Thay khớp gối (hay phẫu thuật thay khớp gối) là một phương pháp điều trị ngoại khoa, trong đó bác sĩ sẽ loại bỏ phần khớp gối bị tổn thương – thường do thoái hóa, viêm khớp hoặc chấn thương – và thay thế bằng một khớp nhân tạo làm từ kim loại, nhựa chuyên dụng hoặc sứ y tế.
Mục tiêu chính của thay khớp gối là:
- Giảm đau kéo dài
- Phục hồi khả năng vận động
- Cải thiện chất lượng sống cho người bệnh
Tùy theo mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định:
- Thay khớp gối toàn phần: thay toàn bộ mặt khớp bị hỏng
- Thay khớp gối bán phần: thay một phần của khớp (thường là khoang trong hoặc khoang ngoài của khớp gối)

Khi nào phải thay khớp gối?
Phẫu thuật thay khớp gối thường được chỉ định khi khớp gối bị hư hỏng nghiêm trọng và các phương pháp điều trị bảo tồn (dùng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm khớp…) không còn hiệu quả. Vậy khi nào phải thay khớp gối? Dưới đây là những trường hợp phổ biến cần cân nhắc thay khớp gối:
Đau khớp gối kéo dài, dai dẳng
Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức ở khớp gối, ngay cả khi không vận động hoặc đang nghỉ ngơi. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt vào ban đêm, khiến mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Khi thuốc giảm đau không còn hiệu quả, đây là dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.
Vận động khớp gối bị giới hạn nghiêm trọng
Tình trạng cứng khớp, khó co duỗi hoặc đi lại khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động thường ngày như lên xuống cầu thang, đứng lâu hay ngồi xổm. Một số người cần sử dụng gậy hoặc khung hỗ trợ để di chuyển, cho thấy chức năng khớp gối đã suy giảm đáng kể.
Khớp gối bị biến dạng rõ rệt
Khớp có dấu hiệu lệch trục như chân vòng kiềng hoặc chân chữ X, kèm theo hiện tượng sưng nề kéo dài và tiếng kêu lạo xạo khi cử động. Biến dạng khớp không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm lệch dáng đi, mất cân bằng cơ thể và dễ dẫn đến té ngã.
Khớp gối tổn thương do bệnh lý nghiêm trọng
Các bệnh như thoái hóa khớp nặng, viêm khớp dạng thấp mạn tính, hoại tử xương dưới sụn hoặc biến chứng chấn thương làm bề mặt khớp bị phá hủy hoàn toàn. Khi cấu trúc khớp bị tổn thương không thể phục hồi, thay khớp là giải pháp tối ưu để phục hồi chức năng.
Không còn đáp ứng với điều trị nội khoa
Trường hợp người bệnh đã điều trị bằng thuốc, tiêm dịch khớp, vật lý trị liệu hay thay đổi lối sống nhưng không cải thiện triệu chứng thì thay khớp cần được xem xét. Việc kéo dài điều trị bảo tồn khi khớp đã hỏng nặng có thể khiến tổn thương lan rộng và phục hồi chậm hơn sau mổ.

Ai có nguy cơ phải thay khớp gối?
Ngoài thắc mắc về việc khi nào phải thay khớp gối thì nhiều người còn quan tâm đến thắc mắc liệu những đối tượng nào có nguy cơ cao phải thay khớp gối? Dưới đây là những người có thể phải thay khớp gố:
Người cao tuổi bị thoái hóa khớp
Đây là nhóm có nguy cơ hàng đầu do quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp mòn dần theo thời gian. Khi lớp sụn bị phá huỷ hoàn toàn, xương dưới sụn ma sát với nhau, gây đau nhức, cứng khớp và biến dạng khớp gối.
Người bị viêm khớp dạng thấp kéo dài
Tình trạng viêm mạn tính khiến bao hoạt dịch và mô quanh khớp bị tổn thương, dẫn đến phá hủy khớp. Việc kiểm soát bệnh kém sẽ làm suy giảm chức năng khớp gối nhanh chóng, làm tăng khả năng cần đến phẫu thuật thay khớp.
Người từng bị chấn thương nặng ở khớp gối
Chấn thương do tai nạn hoặc thể thao có thể làm tổn thương nghiêm trọng sụn khớp, dây chằng hoặc xương dưới sụn. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc hồi phục không hoàn toàn, khớp dễ thoái hóa sớm, buộc phải thay thế để lấy lại chức năng vận động.
Người bị béo phì hoặc thừa cân kéo dài
Cân nặng vượt mức làm tăng áp lực lên khớp gối trong thời gian dài, gây bào mòn sụn nhanh chóng. Điều này không chỉ làm khớp thoái hóa sớm mà còn khiến việc điều trị nội khoa trở nên kém hiệu quả hơn.
Người có dị tật khớp bẩm sinh hoặc từng phẫu thuật chỉnh hình
Một số trường hợp như lệch trục chân, trật khớp bẩm sinh, hoặc từng can thiệp phẫu thuật khớp gối trước đó có nguy cơ bị hư khớp sớm. Khi chức năng khớp bị ảnh hưởng nặng, bác sĩ có thể chỉ định thay khớp để cải thiện vận động và giảm đau.

Có nên thay khớp gối sớm?
Thay khớp gối là một trong những bước tiến lớn của y học hiện đại giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động và giảm đau hiệu quả. Vậy nên nhiều người băn khoăn liệu có nên thay khớp gối sớm ngoài việc khi nào phải thay khớp gối:
Thay khớp gối sớm có thể mang lại nhiều lợi ích
Khi được chỉ định đúng thời điểm, thay khớp gối sớm giúp người bệnh tránh được những năm tháng sống chung với đau đớn, cứng khớp và hạn chế vận động. Phẫu thuật sớm cũng giúp phục hồi nhanh hơn vì cơ bắp, dây chằng và hệ xương quanh khớp chưa bị suy yếu nghiêm trọng. Ngoài ra, chất lượng sống được cải thiện rõ rệt, giúp người bệnh duy trì sự độc lập trong sinh hoạt và công việc.
Không phải ai cũng cần thay khớp sớm
Mặc dù có nhiều lợi ích, không phải trường hợp nào cũng phù hợp để thay khớp gối sớm. Với người bệnh có triệu chứng nhẹ, đáp ứng tốt với thuốc, vật lý trị liệu hoặc thay đổi lối sống, việc trì hoãn phẫu thuật có thể là giải pháp tối ưu. Hơn nữa, khớp nhân tạo có tuổi thọ trung bình từ 15–20 năm, nên với người còn trẻ, việc mổ sớm có thể dẫn đến nguy cơ phải thay lại lần hai trong tương lai.
Cần đánh giá kỹ trước khi quyết định
Quyết định thay khớp gối, dù sớm hay muộn, nên dựa trên sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa. Các yếu tố như mức độ đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt, hình ảnh tổn thương trên X-quang/MRI và đáp ứng với điều trị nội khoa đều cần được cân nhắc. Việc vội vàng thay khớp khi chưa thực sự cần thiết có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi trì hoãn quá lâu lại làm giảm hiệu quả hồi phục sau mổ.
Biện pháp thay thế phẫu thuật
Không phải tất cả các trường hợp thoái hóa khớp gối hay viêm khớp đều cần phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp điều trị không xâm lấn vẫn có thể kiểm soát triệu chứng hiệu quả và trì hoãn phẫu thuật trong nhiều năm. Dưới đây là các biện pháp thay thế phẫu thuật phổ biến hiện nay.
Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng
Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc bảo vệ sụn khớp (glucosamine, chondroitin) và thuốc giãn cơ thường được kê đơn để kiểm soát cơn đau và viêm tại khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ, đặc biệt là trên dạ dày, gan, thận.
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Các bài tập chuyên biệt giúp cải thiện độ linh hoạt, sức mạnh cơ quanh khớp gối và giảm áp lực lên khớp bị tổn thương. Vật lý trị liệu không chỉ hỗ trợ giảm đau mà còn làm chậm quá trình thoái hóa, duy trì khả năng vận động trong thời gian dài.
Tiêm chất nhờn hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Tiêm acid hyaluronic giúp tăng độ trơn tru của khớp và giảm đau tạm thời. Với phương pháp PRP, bác sĩ lấy máu người bệnh, ly tâm để chiết xuất huyết tương giàu tiểu cầu rồi tiêm lại vào khớp nhằm kích thích tái tạo mô tổn thương. Đây là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, phù hợp với giai đoạn sớm.
Kiểm soát cân nặng và thay đổi lối sống
Giảm cân giúp giảm tải trọng lên khớp gối, nhờ đó giảm đau và chậm quá trình hư khớp. Người bệnh cũng nên duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội và tránh các tư thế gây áp lực lên khớp như ngồi xổm hoặc leo cầu thang quá nhiều.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vận động
Gậy, nạng hoặc các loại nẹp gối hỗ trợ giúp ổn định khớp gối, giảm áp lực lên khớp và hạn chế chấn thương trong sinh hoạt. Đây là biện pháp an toàn, đơn giản, phù hợp với người lớn tuổi hoặc người chưa thể phẫu thuật ngay.

Phòng ngừa các bệnh về khớp gối
Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả và thiết thực.
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng vượt mức là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp gối. Việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp, hạn chế tổn thương sụn khớp và dây chằng. Người thừa cân hoặc béo phì nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thường xuyên để giảm cân an toàn.
Tập luyện thể dục thể thao đúng cách
Các hoạt động như đi bộ nhẹ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe đều tốt cho sức khỏe khớp gối nếu được thực hiện đều đặn và đúng kỹ thuật. Cần tránh các môn thể thao cường độ cao hoặc có nguy cơ va chạm mạnh như bóng đá, bóng rổ, đặc biệt khi đã có dấu hiệu đau gối hoặc tiền sử chấn thương.
Chú ý tư thế trong sinh hoạt hằng ngày
Hạn chế ngồi xổm, leo cầu thang quá nhiều hoặc đứng lâu một chỗ. Khi nâng vật nặng, nên gập đầu gối thay vì cúi gập lưng. Tư thế ngồi – đứng đúng sẽ giúp phân bổ lực đều lên khớp, tránh gây quá tải lên khớp gối và cột sống.
Bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp
Canxi, vitamin D, collagen type II, glucosamine và chondroitin là những dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp. Có thể bổ sung thông qua thực phẩm như cá hồi, sữa, trứng, rau xanh… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị sớm
Việc phát hiện sớm các vấn đề như thoái hóa khớp, viêm khớp hay lệch trục khớp gối sẽ giúp ngăn ngừa diễn tiến nặng. Khi có biểu hiện đau nhức, cứng khớp kéo dài, người bệnh nên đến khám chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khám và điều trị bệnh về khớp gối cùng Raffles Hospital
Raffles Hospital Singapore là một trong những trung tâm y tế hàng đầu châu Á trong lĩnh vực cơ xương khớp, mang đến giải pháp toàn diện từ thăm khám, chẩn đoán đến điều trị bảo tồn và phẫu thuật khớp gối.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, Raffles đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân.
Ưu điểm của Raffles Hospital trong điều trị bệnh khớp gối
Raffles Hospital Singapore là địa chỉ tin cậy cho người bệnh xương khớp tại châu Á, đặc biệt trong điều trị các vấn đề khớp gối như thoái hóa khớp, viêm khớp, tổn thương sụn, thay khớp toàn phần và bán phần. Các ưu điểm nổi bật gồm:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, từng tu nghiệp và giảng dạy tại các trung tâm chấn thương chỉnh hình lớn trên thế giới.
- Trang thiết bị chẩn đoán hiện đại: MRI 3.0 Tesla, CT scan đa lát cắt, nội soi khớp công nghệ cao hỗ trợ đánh giá chính xác tình trạng khớp.
- Giải pháp điều trị toàn diện, từ điều trị nội khoa – vật lý trị liệu đến phẫu thuật thay khớp gối cá nhân hóa, giúp giảm đau hiệu quả và phục hồi vận động bền vững.
- Phẫu thuật ít xâm lấn – phục hồi nhanh: Ứng dụng kỹ thuật thay khớp chính xác cao, giảm thiểu tổn thương mô mềm và thời gian nằm viện.
Quy trình khám và điều trị tại Raffles Hospital
Người bệnh khi đến Raffles sẽ được trải nghiệm quy trình điều trị chuyên nghiệp và đồng bộ, giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả cao:
- Thăm khám ban đầu và đánh giá chức năng khớp: Bác sĩ tiến hành hỏi bệnh, khám lâm sàng và chỉ định chụp hình ảnh cần thiết.
- Chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị: Kết hợp dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng để xác định mức độ tổn thương khớp và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Áp dụng điều trị cá nhân hóa: Tùy từng trường hợp, bệnh nhân có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, tiêm chất nhờn/PRP, nội soi khớp hoặc thay khớp gối.
- Theo dõi hậu phẫu và phục hồi chức năng: Sau điều trị, người bệnh được hướng dẫn chương trình phục hồi khớp gối và kiểm tra định kỳ để duy trì kết quả lâu dài.
Đồng hành cùng bạn từ Việt Nam với Raffles Medical Vietnam
Người bệnh tại Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm khi có nhu cầu điều trị tại Raffles Singapore nhờ vào sự hỗ trợ trọn gói từ Raffles Medical Vietnam, hiện diện tại TP.HCM và Hà Nội. Dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn y tế ban đầu tại Việt Nam, xem xét hồ sơ y tế, phim chụp, và định hướng điều trị.
- Đặt lịch khám, chọn bác sĩ phù hợp tại Singapore, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Hỗ trợ thủ tục visa y tế, đặt khách sạn, đưa đón sân bay – bệnh viện, đảm bảo hành trình điều trị suôn sẻ.
- Thông dịch viên hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị.
- Chăm sóc hậu điều trị tại Việt Nam, bao gồm tái khám, vật lý trị liệu, theo dõi hồi phục và hỗ trợ bảo hiểm quốc tế (nếu có).

Kết luận
Quyết định khi nào phải thay khớp gối là một quyết định quan trọng, thường chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không còn mang lại hiệu quả và người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau nhức kéo dài, khớp gối biến dạng hoặc khó khăn khi đi lại, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tại Raffles Hospital để được tư vấn kịp thời.