Mục lục
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất đối phụ nữ trên toàn thế giới. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú dựa trên loại ung thư vú, giai đoạn và tình trạng sức khỏe riêng của từng bệnh nhân.
Ung thư vú là gì? Các loại ung thư vú hiện nay?
Ung thư vú là dạng u ác tính, xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường và phân chia không kiểm soát, tạo thành các mô thừa phát triển thành khối u còn gọi là bướu. Một khối u có thể là u lành tính (không ung thư) hoặc u ác tính (ung thư). Nam giới cũng có thể nguy cơ bị ung thư vú nhưng tỷ lệ này rất hiếm (thường chiếm khoảng 1% trong tổng số bệnh nhân bị ung thư vú).
Theo nghiên cứu, ung thư vú có thể xâm lấn vào các mô xung quanh hoặc chưa xâm lấn tới các ống tuyến vú hoặc các thùy của vú. Hầu hết bệnh bắt đầu ở các ống tuyến vú hoặc các thùy vú. Cụ thể:
* Ung thư biểu mô ống tuyến vú: Các tế bào ung thư bắt đầu từ các tế bào lót ống tuyến vú và chiếm tỷ lệ cao các ca bị ung thư vú. Chúng gồm 2 loại:
– Ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ: Là loại ung thư chỉ nằm ở ống tuyến vú.
– Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn: Là loại ung thư đã lan ra ngoài ống tuyến vú.
* Ung thư biểu mô thùy vú: Các tế bào ung thư bắt đầu ở các biểu mô vú.
Bên cạnh đó cũng có một số loại ung thư ít phổ biến như:
- Ung thư biểu mô dạng tủy.
- Ung thư biểu mô dạng nhầy.
- Ung thư biểu mô dạng ống.
- Ung thư biểu mô dạng dị sản.
- Ung thư biểu mô dạng nhú.
Hình minh họa Ung thư Vú (Nguồn: Breast cancer research centre)
Một số yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư vú
Dưới đây là một số yếu tố, nguy cơ, dấu hiệu của bệnh ung thư vú cần lưu ý:
- Tuổi tác người bệnh.
- Gia đình có tiền sử bị bệnh.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Gen di truyền.
- Người bệnh tiếp xúc nhiều chất Estrogen, chất phóng xạ.
- Sự phát triển bất thường, không kiểm soát của tế bào trong vú.
- Các yếu tố như: Béo phì, thiếu tập thể dục, sử dụng chất có cồn như rượu bia.
- Có các triệu chứng ung thư vú như xuất hiện các khối u, hạch dày lên trong vú hoặc dưới cánh tay.
- Đau ngực, núm vú đau, chảy nước, hoặc thay đổi hình dạng.
- Thay đổi kích thích da vùng vú, vú sưng lên hoặc phát ban tương tự như da của một quả cam.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư vú hiện nay
Các bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện Raffles Singapore khuyến cáo: phụ nữ từ 40 tuổi trở lên 2 năm 1 lần nên chụp nhũ ảnh nhằm phát hiện ung thư vú kết hợp việc kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện khối u bất thường. Gia đình có người thân có tiền sử ung thư vú thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng được liệt kê trên thì bạn nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa sớm để thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán dưới đây nhằm xác định chính xác bệnh:
- Chụp nhũ ảnh, siêu âm vú và chụp cộng hưởng từ vú (chụp MRI).
- Sinh thiết bằng kim để xác định chẩn đoán.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tế bào ung thư có lan sang máu.
- Xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm xác định giai đoạn bệnh.
Các giai đoạn của bệnh ung thư vú
Các giai đoạn của bệnh ung thư vú được phân như sau:
Giai đoạn 0: bệnh chỉ có ở các ống tuyến vú và các thùy của biểu mô vú và chưa di căn tới các mô xung quanh của vú. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư không xâm lấn (Tis, N0, M0).
Giai đoạn IA: khối u nhỏ, xâm lấn và chưa di căn tới các hạch bạch huyết (T1, N0, M0).
Giai đoạn IB: tế bào ung thư chỉ lan tới các hạch bạch huyết và kích thước >0,2mm nhưng <2mm. Có hoặc không có dấu hiệu của 1 khối u trong vú hoặc khối u có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 20mm (T0 hoặc T1, N1mic, M0).
Giai đoạn IIA: có bất kỳ 1 yếu tố nào dưới đây:
- Không có dấu hiệu của một khối u trong vú nhưng ung thư đã di căn tới các hạch bạch huyết ở nách, chưa di căn tới các bộ phận ở xa của cơ thể (T0, N1, M0).
- Khối u có kích thước ≤20mm và đã lan tới các hạch bạch huyết ở nách (T1, N1, M0).
- Khối u có kích thước ≥20mm nhưng ≤50mm và chưa di căn tới các hạch bạch huyết ở nách (T2, N0, M0).
Giai đoạn IIB: Có một trong các điều kiện dưới đây:
- Khối u có kích thước ≥20mm nhưng ≤50mm và lan tới từ 1 đến 3 hạch nách (T2, N1, M0).
- Khối u có kích thước >50mm nhưng không lan đến hạch nách (T3, N0, M0).
Giai đoạn IIIA: là giai đoạn mà khối u có kích thước bất kỳ, đã lan tới từ 4 đến 9 hạch nách nhưng chưa lan tới các phần khác của cơ thể (T0, T1, T2 hoặc T3, N2, M0). Giai đoạn IIIA cũng có thể có khối u kích thước >50mm, đã lan tới từ 1 đến 3 hạch bạch huyết (T3, N1, M0).
Giai đoạn IIIB: khối u đã lan tới thành ngực hoặc gây sưng hoặc loét vú hoặc được chẩn đoán ung thư vú do viêm. Nó có thể đã lan tới hoặc chưa lan tới hạch bạch huyết dưới cánh tay nhưng chưa lan tới các bộ phận khác của cơ thể (T4; N0, N1 hay N2; M0).
Giai đoạn IIIC: khối u có kích thước bất kỳ, chưa lan tới các phần xa của cơ thể nhưng đã lan tới 10 hoặc nhiều hơn 10 hạch nách hoặc hạch bạch huyết trong nhóm N3 (bất kỳ T, N3, M0).
Giai đoạn IV: khối u có kích thước bất kỳ và đã di căn tới các cơ quan khác như xương, phổi, não, gan và các hạch bạch huyết ở xa, hay thành ngực (bất kỳ T, bất kỳ N, M1).
Một số phương pháp trong điều trị ung thư vú
Một số phương pháp trong điều trị ung thư vú hiện nay tại Bệnh viện Raffles Singapore:
Phẫu thuật
Bác sĩ Sarah Lu – Bác sĩ phẫu thuật vú tại Trung tâm Phẫu thuật Raffles cho biết: Bệnh nhân bị ung thư vú nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi bệnh. Nguyên tắc điều trị khi phát hiện ung thư sớm là cắt bỏ khối ung thư nguyên phát (khối ung thư đầu tiên). Phát hiện sớm khối u thì có thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật. Như vậy, phẫu thuật vẫn là giải pháp đầu tiên cho việc điều trị ung thư vú nhưng bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật thường chịu nhiều tổn thương tình cảm và thể chất khi mất đi một bên vú.
Theo Giáo sư Walter Tan – Chuyên khoa phẫu thuật chia sẻ: “Với kỹ thuật tiên tiến và sự hỗ trợ khéo léo từ bác sĩ phẫu thuật, bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiến hành phẫu thuật tái tạo vú cùng lúc sau khi loại bỏ phần vú ung thư ra khỏi cơ thể. Lợi ích của phương pháp này nhằm giảm thiểu bức xạ và sẹo để lại trên người bệnh nhân. Ngoài ra, phẫu thuật tái tạo này giúp bệnh nhân hạn chế số lần phẫu thuật, tiết kiệm chi phí. Quan trọng là hạn chế tâm lý cho bệnh nhân vì họ không phải trải qua một giai đoạn mất mát.”
Hóa trị và Xạ trị ung thư vú
Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ thành công, nhưng vẫn có thể còn sót lại các tế bào ung thư nhỏ đã di căn khỏi khối ung thư nguyên phát, đi vào đường máu và nằm ở đâu đó trong cơ thể. Những tế bào này gọi là “các ổ di căn nhỏ” và không thể phát hiện bằng các phương pháp chụp quét bằng tia X thông thường. Do đó cần tiến hành phương pháp hóa trị hậu phẫu để tiêu diệt chúng.
Theo bác sĩ Ooi Wei Seong – bác sĩ nội ung thư cho biết: Hóa trị là phương pháp truyền hóa chất vào mạch máu; hóa chất sẽ theo máu đi khắp cơ thể để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Không nên nghĩ rằng các tế bào khỏe mạnh bình thường cũng sẽ bị phá hủy mãi mãi khi áp dụng phương pháp này. Các tế bào khỏe mạnh sẽ phục hồi nếu thực hiện theo liệu trình hóa trị liệu hợp lý và các loại thuốc tân tiến nhất hiện nay. Ngoài ra, có thể thực hiện xạ trị sau phẫu thuật tại vị trí của khối ung thư nguyên phát để giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Liệu pháp điều trị Nhắm Trúng Đích
Liệu pháp trị liệu Nhắm Trúng Đích đang được sử dụng ngày càng nhiều trong điều trị ung thư giai đoạn cuối. Các dược phẩm thế hệ mới “Những trái bom thông minh” (Smart bombs) giúp xác định ung thư dễ dàng hơn với ít tác dụng phụ hơn, chúng được kết hợp với hóa trị liệu hoặc sử dụng riêng nhằm kiểm soát ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh ung thư đại tràng và ung thư hạch bạch huyết (lymphoma).
Chị T. (32 tuổi, ở quận 5, TP. HCM) là nhân viên kế toán ở ngân hàng. Cách đây hơn 2 năm, mỗi lần dùng tay tự khám ngực theo hướng dẫn của bác sĩ, chị phát hiện một “cục hạch” nhỏ ở ngực bên trái. Cục hạch ấy không đau nhưng khiến chị mệt mỏi, lâu lâu nhói lên như bị kiến cắn. Hoài nghi mình bị ung thư vú, chị tìm đến bác sĩ nhờ tư vấn.
Sau khi phát hiện bản thân bị bệnh, chị T. chắt chiu dành dụm và vay thêm tiền của người thân, bạn bè để sang Bệnh viện Raffles Singapore chữa bệnh. Sau khi thực hiện xong các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, chị đã được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u mà không ảnh hưởng nhiều đến các tế bào khỏe mạnh. Sau phẫu thuật, ngực trái của chị bầm tím và hơi lõm xuống, nhưng các bác sĩ đã tái tạo phục hồi lại ngực cho chị như ban đầu. Cho đến nay bầu ngực và sức khỏe của chị đã phục hồi gần như bình thường như trước đây!