Bác sỹ Yvonne Loh
Chuyên khoa Huyết học
Trung tâm Ung thư Raffles (Singapore)
Tổng quan về thuốc điều trị AML
• Điều trị AML bằng hóa trị được chính thức áp dụng từ những năm 1960. Đến thập niên 70, phác đồ Cytarabine kết hợp với Anthracycline (phác đồ 3+7) trở thành phác đồ tiêu chuẩn điều trị AML khi các phác đồ khác hầu như không có hiệu quả.
• Trong khi các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hỗ trợ khác tiến bộ nhanh chóng, hiệu quả điều trị AML chỉ được cải thiện không đáng kể trong nhiều thập kỷ.
• Năm 2015, Cơ quan Quản lý Thuốc Châu Âu EMA phê duyệt (European Medicines Agency) Azacitidine (bấm vào đây để biết thêm thông tin) điều trị bệnh nhân AML cao tuổi với trên 30% tế bào ác tính.
• Trong năm 2017-2018, FDA phê duyệt một loạt thuốc mới điều trị AML:
ü CPX-351 cho bệnh nhân AML thứ phát: t-AML (do hậu quả từ điều trị bệnh ung thư khác) hoặc bệnh AML-MRC (từ bệnh nguyên phát là Rối loạn Sinh Tủy);
ü Venetoclax+LDAC/HMA (Venetoclax kết hợp với Cytarabine Liều Thấp hoặc Tác nhân Giảm Methyl) cho bệnh nhân AML cao tuổi hoặc sức khỏe yếu chưa điều trị;
ü Glasdegib+LDAC (Glasdegib kết hợp với Cytarabine Liều Thấp) cho bệnh nhân AML cao tuổi hoặc sức khỏe yếu chưa điều trị;
ü Midostaurin kết hợp với hóa trị Tấn công (Induction)/ Củng cố (Consolidation) cho bệnh nhân mới được chẩn đoán AML có đột biến FLT3;
ü Gilteritinib cho bệnh nhân AML đột biến FLT3 tái phát hoặc kháng trị;
ü Ivosidenib cho bệnh nhân AML đột biến IDH1 tái phát hoặc kháng trị;
ü Enasidenib cho bệnh nhân AML đột biến IDH2 tái phát hoặc kháng trị.
Venetoclax
Venetoclax, tên thương mại là Venclexta, là thuốc nhắm trúng đích điều trị:
– Bệnh Bạch cầu Lympho mạn tính (CLL) hoặc U Lympho tế bào nhỏ (SLL).
– Kết hợp với Azacitidine hoặc Decitabine, hoặc Cytarabone liều thấp để điều trị bệnh Bạch cầu tủy cấp tính (AML) ở bệnh nhân cao tuổi (từ 75 tuổi trở lên) hoặc không phù hợp với hóa trị tiêu chuẩn.
Venetoclax là một chất chống ung thư (Antineoplastic Agent) ức chế BCL-2 (BCL-2 Inhibitor).
Đường dùng
– Venetoclax được bào chế dạng viên, uống 1 lần/ngày trong bữa ăn.
– Bác sỹ có thể điều chỉnh liều thuốc để giảm các tác dụng phụ.
– Bệnh nhân cần tuân thủ chính xác liều lượng thuốc theo đơn của bác sỹ, không tự ý thay đổi liều hoặc ngừng thuốc.
– Bệnh nhân cần nuốt cả viên thuốc, không nhai/bẻ vỡ hoặc hòa tan thuốc.
– Bệnh nhân cố gắng uống thuốc hàng ngày vào cùng một giờ. Nếu quên uống thuốc trong vòng 8 tiếng, bệnh nhân nên uống ngay khi phát hiện ra, sau đó uống liều tiếp theo như lịch thông thường. Nếu bệnh nhân quên uống thuốc sau 8 tiếng, bệnh nhân nên chờ đến thời gian uống liều tiếp theo.
– Không uống hơn 1 liều venetoclax cùng lúc. Nếu lỡ uống quá liều, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sỹ điều trị.
– Bệnh nhân không uống nước ép nho, ăn nho, các loại cam, nước ép khế trong thời gian điều trị bằng Venetoclax.
Tác dụng phụ
– Bác sỹ có thể lường trước được thời gian xuất hiện của phần lớn các tác dụng phụ.
– Các tác dụng phụ sẽ chấm dứt sau khi kết thúc điều trị.
– Có nhiều liệu pháp để phòng tránh & giảm thiểu ảnh hưởng của tác dụng phụ.
– Mức độ của tác dụng phụ không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Bệnh nhân nên khám bác sỹ ngay nếu gặp các tác dụng phụ sau:
– Sốt cao trên 38oC, người ớn lạnh.
– Đột ngột ho, khó thở hoặc khò khè.
– Đau bụng, sốt, buồn nôn hoặc nôn.
– Co giật, ý thức mơ hồ, nhịp tim thay đổi thất thường, nước tiểu sẫm màu hoặc đục, mệt mỏi suy nhược nặng, đau cơ hoặc khớp.
Lưu ý trước khi điều trị
– Trước khi điều trị, bệnh nhân cần báo cho bác sỹ về những loại thuốc đang dùng (bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin….).
– Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không được tiêm vắc-xin nếu không có chỉ định của bác sỹ điều trị.
– Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân không nên ăn hoặc uống nước ép nho, cam quýt (thường có trong mứt) hoặc khế. Các loại trái cây này làm tăng lượng venetoclax trong máu.
– Bệnh nhân có thai hoặc có kế hoạch mang thai cần thông báo với bác sỹ điều trị trước khi dùng thuốc (cả nữ giới & nam giới).
– Không cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Mẹo vặt phòng tránh & làm giảm nhẹ tác dụng phụ
– Uống 2-3 lít nước mỗi ngày, trừ khi có chỉ định khác của bác sỹ.
– Tránh nơi đông người, gặp gỡ người bị ốm/cảm lạnh để tránh nhiễm trùng chéo.
– Rửa tay thường xuyên. Không ngoáy mũi khi chưa rửa tay sạch.
– Dùng bàn chải đánh răng loại mềm để tránh làm xước lợi (nướu). Nếu cần sử dụng các dịch vụ nha khoa, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị.
– Dùng dao cạo râu chạy điện để tránh làm xước da.
– Ăn nhiều bữa nhỏ & dùng thuốc chống nôn theo đơn bác sỹ để tránh nôn/buồn nôn. Có thể dùng kẹo ngậm hoặc kẹo cao su để làm giảm cảm giác buồn nôn.
– Không uống rượu bia, đồ uống có cồn.
– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
– Hạn chế ra nắng. Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF30 hoặc cao hơn, mặc quần áo chống nắng.
– Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng và cân bằng.
Nguồn: chemocare.com
Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087
Di động: +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)
Email: hcm@rafflesmedical.com
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: 51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)
Điện thoại: +84-24 3676 2222
Di động: +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)
Email: hanoi@rafflesmedical.com