Mục lục
1. Ghép Tủy là gì?
Ghép tủy là một quy trình thay thế tủy xương đã bị tổn thương hoặc tủy xương đã bị phá hủy bằng tế bào gốc tủy xương khỏe mạnh. Tủy xương là những mô mềm, xốp nằm trong các xương lớn (như xương ức, xương chậu, xương sườn và cột sống), từ đây các tế bào máu được sản sinh. Các tế bào gốc tạo máu là các tế bào non (hay còn gọi là tế bào chưa trưởng thành) ở trong tủy xương sản xuất ra 3 loại tế bào máu quan trọng là:
– Các tế bào hồng cầu: Vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể.
– Các tế bào bạch cầu: Chống nhiễm trùng.
– Các tiểu cầu: Giúp ngăn sự chảy máu.
Ghép tủy xương có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường hợp bệnh dưới đây:
– Các loại ung thư máu đe dọa tính mạng người bệnh như bệnh bạch cầu cấp tính (bệnh ung thư của tế bào bạch cầu).
– Các bệnh dẫn đến suy giảm tủy xương như bệnh thiếu máu do không tạo đủ huyết cầu hay hội chứng rối loạn sinh tủy.
– Bệnh ung thư hạch không Hodgkin (ung thư của hệ bạch huyết)
– Bệnh liên quan đến các hệ miễn dịch khác, các bệnh di truyền hoặc các bệnh tự miễn như bệnh thiếu máu tế bào hình liềm, bệnh thiếu máu thalassemia, bệnh amyloidosis (bệnh thoái hóa tinh bột), đa xơ cứng, xơ cứng bì và bệnh lupus ban đỏ.
2. Các loại Ghép Tủy
Có hai loại ghép chính là Tự Ghép (Ghép Tự Thân) và Dị Ghép (Đồng Ghép)
Tự ghép: Tế bào gốc của bệnh nhân được sàng lọc, thu nhận và sau đó ghép trở lại cho bệnh nhân.
Dị Ghép: Các tế bào gốc được thu nhận từ người hiến tặng. Các anh, chị, em cùng cha mẹ thường là người hiến tặng phổ biến nhất. Trong trường hợp bệnh nhân không có anh chị em hiến tặng phù hợp, Trung tâm Ghép Bệnh viện Raffles sẽ làm việc với Tổ Chức Hiến Tặng Tủy Xương (Bone Marrow Donor Programme) được đặt trong các cơ quan đăng ký quốc tế trên toàn thế giới để tìm kiếm một người hiến tặng phù hợp dù không cùng huyết thống nhưng có loại mô giống hoặc tương tự với bệnh nhân. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ tủy xương bị đào thải.
3. Các giai đoạn (hoặc quy trình) của ca Ghép Tủy
Một ca ghép tủy có 5 giai đoạn:
a) Khám sức khoẻ: Đánh giá tình trạng sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân
b) Thu nhận: Thu lọc tế bào gốc để sử dụng trong quá trình cấy ghép
c) Điều chỉnh: Chuẩn bị để bệnh nhân có thể trạng tốt cho ca ghép
d) Cấy ghép: Ghép tế bào gốc
e) Thời gian phục hồi: Theo dõi bệnh nhân xem có bất kỳ biến chứng hoặc các phản ứng phụ.
4. Chuẩn bị cho ca ghép
Việc ghép tủy có thể là một trải nghiệm sâu sắc và thử thách. Nhiều người mất đến một năm để hoàn toàn phục hồi sau ca ghép.
Cấy ghép tủy là một quy trình phức tạp và có các yếu tố rủi ro. Do đó, việc ghép tủy thường chỉ được chỉ định nếu lợi ích của ca ghép được cho là lớn hơn nguy cơ rủi ro. Một bác sĩ cấy ghép có kinh nghiệm chuyên sâu cùng với đội ngũ các chuyên gia y khoa sẽ theo dõi quy trình để lựa chọn những bệnh nhân có nhiều khả năng được hưởng lợi từ ca cấy ghép và chúng tôi cùng nhau làm việc chặt chẽ để đạt được kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Trung tâm Ung thư Raffles là trung tâm hàng đầu trong khu vực về điều trị bệnh lý Huyết học và Ghép Tủy. Đội ngũ Chuyên gia Ghép Tủy của chúng tôi bao gồm các Chuyên gia Huyết học được đào tạo chuyên sâu về cấy ghép tủy, các điều phối viên về ghép tủy, các y tá về ghép, các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ vật lý trị liệu và các chuyên gia khác về sức khỏe. Chúng tôi làm việc chặt chẽ với nhau để chăm sóc cho bệnh nhân và gia đình họ trong suốt quá trình cấy ghép tủy.
Tại Bệnh viện Raffles Singapore, chúng tôi cung cấp nhiều phương pháp ghép: Ghép tự thân (hay còn gọi là tự ghép – autologous), dị ghép (allogeneic) từ anh chị em ruột và những người hiến tặng không cùng huyết thống, ghép từ máu cuống rốn, đồng ghép (hay còn gọi là ghép tổng hợp – Syngeneic), ghép nửa thuận hợp (ghép Haplo). Các chuyên gia ghép tủy của bệnh viện Raffles làm việc chặt chẽ với với các đơn vị (ngân hàng) tủy xương trong nước và quốc tế nên có cơ hội rất lớn trong việc tìm được những người hiến tặng thuận hợp mặc dù họ không cùng huyết thống với bệnh nhân.
Bên cạnh việc điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn máu, đội ngũ chuyên gia cấy ghép của chúng tôi đã thực hiện các ca cấy ghép cho những bệnh nhân mà bệnh của họ không phải là bệnh lý ác tính như: Bệnh thiếu máu do không tạo đủ huyết cầu (aplastic anaemia) và các bệnh tự miễn dịch như bệnh lupus, đa xơ cứng (multiple sclerosis) và xơ cứng bì (scleroderma). Với quy trình quản lý hồ sơ bệnh hiện đại kết hợp với việc thực hiện theo dõi diễn biến của bệnh nhân chặt chẽ nên bệnh nhân ung thư máu và bệnh nhân ghép tủy được điều trị như là bệnh nhân ngoại trú. Vì vậy, bệnh nhân chỉ được yêu cầu nội trú trong bệnh viện khi cần thiết về mặt y khoa.
Thông tin liên hệ (Hỗ trợ tư vấn và phiên dịch miễn phí)
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84-28 3822 6086/ +84-28 3822 6087
Di động: +84 947 815 338 (Ms.Thuến) / +84 912 175 162 (Ms. Thủy)
Email: hcm@rafflesmedical.com
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN RAFFLES TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: 51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (phía sau Fraiser Suites)
Điện thoại: +84-24 3676 2222
Di động: +84 941 978 228 (Ms. Hương) / +84 936 328 588 (Ms. Lan Anh)
Email: hanoi@rafflesmedical.com