Cha mẹ có con nhỏ thường phải làm quen với việc thiếu & rối loạn giấc ngủ. Nếu bạn may mắn, em bé có giấc ngủ dài cả đêm trong vài tuần sau sinh chính là phần thưởng cho cha mẹ.
Tuy nhiên, nếu em bé lớn hơn 1 tuổi và tỉnh dậy trong đêm mỗi 2 – 3 tiếng đòi ăn, bế hoặc vỗ về, cả cha mẹ & em bé đều có vấn đề. Có tới 20-30% trẻ gặp các vấn đề về rối loạn hành vi giấc ngủ, thường do các tác nhân tiêu cực liên quan đến việc cha mẹ thiếu kiến thức thiết lập các giới hạn cho trẻ.
Nếu không được xử trí, rối loạn giấc ngủ có thể trở thành mạn tính
Cha mẹ thường nhận được nhiều ý kiến tư vấn khác nhau gây bối rối & đôi khi những lời tư vấn này không phải từ người được đào tạo chuyên môn. Một mặt, có những ý kiến cho rằng cha mẹ nên để cho con tự bỏ các thói quen xấu khi lớn lên. Mặt khác nhiều người bảo vệ quan điểm trẻ bị chiều hư nếu được ru ngủ và cha mẹ nên để cho con khóc khi đi ngủ.
Việc can thiệp hay để trẻ tự phát triển đều có những mặt xấu & tốt. Nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể trở thành mạn tính nếu không được điều chỉnh kịp thời. Các rối loạn này không tự biến mất, trẻ nhỏ ít ngủ thường sẽ trưởng thành mang theo thói quen khó ngủ.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò quan trọng để trẻ em phát triển & trưởng thành. Giấc ngủ phục hồi thể chất của trẻ, giúp trẻ lớn lên – học hỏi được những điều mới lạ, tăng cường hệ miễn dịch và củng cố trí nhớ.
Ngược lại, nếu trẻ không ngủ sâu & đủ giấc, trẻ có thể dễ quấy khóc – cáu kỉnh và khó tập trung, học hỏi. Một số trẻ thiếu ngủ, thay vì mệt mỏi vào ban ngày lại trở nên tăng động, hấp tấp nóng nảy & thậm chí hùng hổ. Có những bằng chứng cho thấy thiếu ngủ làm tăng nguy cơ béo phì & tiểu đường do thiếu ngủ làm mất cân bằng hormone.
Hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ, cha mẹ nên bảo vệ giấc ngủ của trẻ & coi đây là việc cần ưu tiên hàng ngày.
Nuôi dưỡng nền tảng cho giấc ngủ sâu
Tạo thói quen ngủ tốt cho cả trẻ em nói riêng và cả gia đình nói chung rất quan trọng. Giấc ngủ tốt có thể đến từ những nền tảng sau đây:
- Dinh dưỡng: Cần đảm bảo trẻ được cho ăn đủ bữa và vào thời gian thích hợp cả ban ngày & ban đêm. Phần lớn trẻ phát triển bình thường không cần ăn đêm sau 6 tháng tuổi.
- Môi trường giấc ngủ: Phòng ngủ cần tối, mát & yên tĩnh. Âm thanh trầm, khẽ & không ngắt quãng có thể triệt tiêu tiếng ồn & cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Thói quen đi ngủ: Tạo thói quen yên tĩnh & nhất quán vào giờ đi ngủ.
- Thời gian biểu: Trẻ nên duy trì lịch hoạt động trong ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Nhu cầu tình cảm: Cuối cùng, cha mẹ cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu tình cảm & cảm xúc của trẻ.
Nhiều trẻ có giấc ngủ ngon chỉ với những nền tảng nói trên mà các bậc cha mẹ may mắn này không cần phải làm thêm gì. Cũng có nhiều gia đình phải loay hoay với giấc ngủ của trẻ bất chấp những nền tảng này. Đây là lúc cha mẹ nên cân nhắc huấn luyện giấc ngủ cho trẻ.
Huấn luyện giấc ngủ là gì
Huấn luyện giấc ngủ loại bỏ hầu hết các tác động tiêu cực của việc để mặc cho trẻ khóc impulsivity – là cách tiếp cận kém thân thiện nhất với trẻ.
Tin tốt là có bằng chứng việc huấn luyện giấc ngủ không ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm, thể chất của trẻ cũng như sự gắn bó giữa trẻ & cha mẹ. Huấn luyện giấc ngủ cũng không ảnh hưởng gì đến việc hình thành nhận biết & cảm xúc, tình cảm của trẻ trong 5 năm tiếp theo. Ngược lại, trẻ được huấn luyện cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm giảm nguy cơ mẹ bị trầm cảm sau sinh trong thời gian ngắn & trung hạn.
Dưới đây là một số chiến lược huấn luyện giấc ngủ cha mẹ có thể lựa chọn phù hợp với tính cách của trẻ & triết lý nuôi dạy con của cha mẹ.
- Để trẻ khóc: Với phương pháp này, cha mẹ cho con tự ngủ khi trẻ còn tỉnh táo. Cha mẹ không vào phòng ngủ cho đến khi trẻ thức dậy. Phương pháp này dễ khiến cho trẻ khóc nhiều hơn, và nhiều cha mẹ không thể chịu đựng được khi con khóc. Một vài đêm đầu tiên thường khá tệ nhưng tình hình được cải thiện dần khi trẻ học được kỹ năng tự ngủ.
- Để trẻ khóc có kiểm soát: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp Ferber, là phiên bản nhẹ nhàng hơn của phương pháp “để trẻ khóc”. Sau khi đặt trẻ vào giường khi còn tỉnh, cha mẹ rời phòng & quay lại kiểm tra sau khoảng thời gian nhất định mà không bế con dậy. Lặp lại quy trình này cho đến khi trẻ tự đi vào giấc ngủ. Việc kiểm tra làm cho cha mẹ yên tâm con được an toàn và cho con yên tâm vì vẫn thấy cha mẹ ở quanh.
- Huấn luyện giấc ngủ trên ghế: Cha mẹ ngồi trên ghế cạnh giường trẻ cho đến khi trẻ đi vào giấc ngủ & khi tỉnh dậy ban đêm. Cha mẹ chuyển ghế xa dần giường ngủ của trẻ cho đến khi trẻ có thể tự ngủ. Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ có kỷ luật cao và có hiệu quả hơn đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ hơn do trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ dễ bị nhiễu loạn & kích thích hơn khi ở gần cha mẹ.
- Bế lên/đặt xuống: Cha mẹ bế trẻ lên khi trẻ khóc & đặt xuống khi trẻ nín. Phương pháp này phù hợp với trẻ sơ sinh, sau 5-6 tháng tuổi trẻ dễ bị quá trình này kích thích hơn.
Lưu ý quan trọng trước khi huấn luyện giấc ngủ cho trẻ
Trước khi bắt tay huấn luyện giấc ngủ cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý & cân nhắc những điều sau:
- Nếu không hỏng, đừng sửa: Nếu cả gia đình đang hài lòng với giấc ngủ hiện có thì không cần thiết phải xáo trộn thói quen sinh hoạt. Việc người lớn trong nhà có cùng quan điểm về việc huấn luyện giấc ngủ cho trẻ cũng quan trọng không kém vì việc huấn luyện giấc ngủ yêu cầu kiên nhẫn & nhất quán cao.
- Cân nhắc đến tuổi & giai đoạn phát triển của trẻ: Cha mẹ cần hiểu thế nào là giấc ngủ bình thường của trẻ ở mỗi lứa tuối khác nhau. Phần lớn các phương pháp huấn luyện giấc ngủ phù hợp với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi trở lên.
- Nhận biết các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ: Nếu con bạn thường ngủ ngáy, hoặc cử động bất thường trong khi ngủ, con bạn có thể đang gặp các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ nhi khoa nếu con có những dấu hiệu này.
- Huấn luyện giấc ngủ không phải phương pháp chung phù hợp với tất cả mọi người: Không phương pháp nào là “đúng” đối với giấc ngủ của trẻ cũng như với tất cả các gia đình. Phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp với gia đình bạn. Nếu bạn lo lắng về giấc ngủ của con hoặc chuẩn bị huấn luyện ngủ cho con, bạn có thể tư vấn bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia trị liệu giấc ngủ về phương pháp phù hợp với hoàn cảnh gia đình bạn.
Nguồn: RafflesMedicalGroup